Hơn 4000 năm trước, tỉnh Thanh Hải từng trải qua một trận động đất kinh hoàng, không hề báo trước lúc đó đột nhiên vang lên một âm thanh chói tai, trời đất lập tức đổi màu, kéo theo đó là sạt lở đất nứt nẻ đổ sập.
Vào thời điểm đó, nhiều người chưa kịp phản ứng đã bị chết, còn những người sống đang khóc lóc bất lực và tất cả những tiếng động trộn lẫn vào nhau, giống như ngày tận thế. Cuối cùng, sau hồi gay cấn, chỉ còn lại là bụi mù trời.
Năm 1999, có người tình cờ phát hiện ra dấu tích của trận động đất, liền nhanh chóng báo cáo cấp trên, địa điểm này ngay lập tức thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng khảo cổ Trung Quốc. Một đội khảo cổ chung nhanh chóng được thành lập và đến địa điểm để khai quật.
Khi địa điểm này được mở từng cái một, người ta phát hiện ra đây là địa điểm Lajia đã biến mất trong trận động đất 4000 năm trước. Đồng thời, tình mẫu tử đã gắn bó suốt 4000 năm cũng đi vào tầm mắt của thế hệ mai sau.
Theo số liệu, tổng diện tích của di chỉ khổng lồ này là 400.000m2, khu vực trọng điểm thậm chí có thể lên tới 200.000m2.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 14 bộ xương người trong ngôi nhà số 4. Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết 14 bộ xương là bộ xương trẻ em, và bộ xương trẻ nhất thậm chí chỉ mới 2 tuổi.
Rõ ràng, trước trận động đất, họ đã tụ tập lại với nhau không hề chuẩn bị và vui vẻ, có thể thấy đây là một trận động đất bất ngờ, tình trạng này có thể thấy được từ trạng thái của một số bộ xương. Một trận động đất kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của tất cả mọi người trong tích tắc.
Các tư thế ngồi được thể hiện bởi những bộ hài cốt này, một số thì phủ phục trên mặt đất, một số thì nằm nghiêng với tay chân cong, trong đó, ấn tượng nhất là một bộ xương đang ôm một đứa con của mình với tư thế cố gắng che chắn cho con. Khi nhìn thấy bộ xương, tất cả những nhà khảo cổ học có mặt đều rưng rưng và xúc động.
Sau đó, sau quá trình kiểm tra DNA nghiêm ngặt của các chuyên gia, người ta nhận thấy 14 bộ hài cốt có quan hệ họ hàng mật thiết với nhau.
Ngoài di tích của một gia đình, các nhà khảo cổ học đã có một phát hiện ấn tượng hơn, đó là một tô mì được làm bằng hạt kê, bằng phương pháp tương tự, người ta thấy rằng con người cách đây hơn 4000 năm đã sử dụng hạt kê để làm mì. Sau đó, địa điểm Lajia này, được gọi là "Địa điểm tình yêu", đã trở thành 1 trong 10 phát hiện khảo cổ hàng đầu ở Trung Quốc.
Ngày nay, di chỉ Lajia được biết đến với cái tên "Oriental Pompeii", được nhiều người trong và ngoài nước biết đến.
Hạ Thảo (lược dịch)