Diễn biến mới vụ tranh chấp giữa Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo

13/01/2021 06:49

Việc tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee” giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa có hồi kết. Các cơ quan vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau liên quan vấn đề này.

Nguồn tin của PV.VietNamNet cho biết Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Tài chính, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho ý kiến về báo cáo của Bộ Công Thương liên quan đến giải quyết phản ánh, kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Cà Phê Trung Nguyên.
Diễn biến mới vụ tranh chấp giữa Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn trong trận chiến liên quan thương hiệu cà phê.


Thông tin riêng của VietNamNet cho biết kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu “Trung Nguyên” và “G7 Coffee”. Đơn kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề ngày 20/7/2020 có liên quan đến bà Lê Hoàng Diệp Thảo và Công ty TNHH MTV TNI.

Sau đó, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia đã giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và các cơ quan liên quan xem xét giải quyết đơn phản ánh này.

Ngày 28/8/2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã làm việc với đại diện ủy quyền của Trung Nguyên. Sau đó, ngày 24/9/2020, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục nhận được đơn tố cáo đề ngày 11/9/2020 của ông Đặng Lê Nguyên Vũ với nội dung tương tự như đơn kiến nghị, phản ánh trước đó.

Ngày 8/12/2020, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan của 5 Bộ ngành để họp bàn, trao đổi hướng xử lý đối với kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Bao gồm Cục quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp); Thanh tra Bộ, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an); Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia; Thanh tra Bộ, Cục xuất nhập khẩu, Vụ pháp chế (Bộ Công Thương).

Tuy nhiên, tại cuộc họp này, các bên vẫn chưa có sự thống nhất trong quan điểm xử lý vụ việc giữa các cơ quan đơn vị liên quan.

Tại báo cáo ngày 24/12/2020 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho rằng Tổng cục Quản lý thị trường vẫn không có căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý vi phạm theo đơn yêu cầu, kiến nghị của Công ty CP đầu tư Trung Nguyên.

“Kiến nghị, phản ánh của ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác như hải quan, công an, khoa học và công nghệ… Do vậy, cần thiết phải có sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan cấp trên đối với các cơ quan, lực lượng trong quá trình giải quyết vụ việc”, Bộ Công Thương nhận định.

Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao Ban chỉ đạo 389 quốc gia (Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) trực tiếp chỉ đạo các cơ quan, lực lượng xử lý vụ việc nêu trên và đề nghị ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên tiếp tục thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan
  • Chủ chung cư ở Hà Nội bắt đầu hạ giá bán, người mua giữ tâm lý thăm dò
    Một số chủ căn hộ chung cư ở Hà Nội bắt đầu hạ giá bán sau khi cơn "sốt" giá của phân khúc này hạ nhiệt. Người mua lại có phần giữ tâm lý thăm dò.
  • Cư dân lo mất chỗ ở vì 120 căn hộ bị thu hồi
    Khu nhà ở với 120 căn hộ của gần 500 người đang cư trú tại khu nhà tập thể ở TP. Vũng Tàu, đang lo lắng vì nơi cư trú sắp bị thu hồi. Đơn vị quản lý khu nhà tập thể này cho rằng, việc tiếp tục duy trì khu nhà ở sẽ không còn phù hợp với quy hoạch nên chấm dứt hoạt động khu nhà ở và bàn giao lại đất cho địa phương để xúc tiến đầu tư, chỉnh trang đô thị.
  • Cây xanh chết hàng loạt tại dự án đô thị xanh 'nghìn tỷ'
    Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên-Huế (gọi tắt là Dự án đô thị xanh Huế - Green City) sắp bước vào giai đoạn kết thúc. Tuy nhiên nhiều hạng mục xây dựng vẫn ngổn ngang, ì ạch, trong đó, nhiều tuyến cây xanh đường phố mới trồng đã bị chết hàng loạt phải bới lên trồng lại.
  • TPHCM: Nhiều công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã hoạt động
    40 công trình là căn hộ cho thuê, nhà ở cho thuê, chung cư, nhà xưởng, showroom, xưởng sản xuất, tòa nhà văn phòng… vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy vừa bị UBND TP Thủ Đức bêu tên.
  • Lạ lùng ngôi nhà dùng ngói để làm tường và rèm
    Dùng ngói thay cho bê tông vừa là biện pháp tái sử dụng vật liệu xây dựng, vừa mang đến sự hoài niệm cho không gian công trình.
  • Đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực trước 6 tháng
    Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025, nhằm đưa Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống sẽ khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng về đất…
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Diễn biến mới vụ tranh chấp giữa Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO