- Các thị trường đều sụt giảm trong phiên chiều 8/1
Giá dầu và giá vàng ở châu Á đều giảm trong phiên chiều 8/1.
Giá dầu giảm hơn 1% trong phiên giao dịch chiều 8/1 do quốc gia xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia giảm giá mạnh và sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng.
Giá dầu thô Brent giảm 73 xu Mỹ (0,93%) xuống 78,03 USD/thùng vào lúc 14 giờ 53 phút (giờ Việt Nam) sau khi giảm hơn 1% trước đó trong phiên. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng giảm 77 xu Mỹ (1,04%) xuống 73,04 USD/thùng.
Nguồn cung gia tăng và sự cạnh tranh với các đối thủ sản xuất đã khiến Saudi Arabia phải giảm giá bán chính thức (OSP) loại dầu thô Arab Light hàng đầu giao tháng 2/2024 sang châu Á xuống mức thấp nhất trong 27 tháng.
Nhà phân tích Tony Sycamore của ngân hàng IG cho biết, các yếu tố cơ bản bao gồm sản lượng dầu của OPEC và các đối tác ngoài OPEC tăng, giá dầu OSP của Saudi Arabia ở mức thấp hơn dự kiến thì giá dầu mỏ sẽ giảm.
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy sản lượng dầu mỏ từ OPEC đã tăng 70.000 thùng/ngày (bpd) trong tháng 12/2023 lên 27,88 triệu thùng/ngày.
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch chiều 8/1 do kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm lãi suất ở Mỹ nhạt dần khiến đồng USD và lãi suất trái phiếu của Mỹ được hỗ trợ, trước một đợt lạm phát quan trọng dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Giá vàng giao ngay giảm 0,8% xuống 2.030,10 USD/ounce vào lúc 14 giờ 45 phút (giờ Việt Nam). Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng giảm 0,6% xuống 2.037,70 USD/ounce.
Các chuyên gia cho biết chỉ số đồng USD ổn định sau khi đánh dấu tuần tốt nhất kể từ tháng 7/2023 vào thứ Sáu (5/1), khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác, trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giữ trên 4%.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi Mỹ công bố báo cáo lạm phát giá tiêu dùng vào thứ Năm (11/1) để có thêm thông tin về tốc độ và quy mô cắt giảm lãi suất của Fed.
Tại Việt Nam, vào cuối phiên 8/1, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 71,00 - 74,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
- Trả trước 0Đ vẫn có thể sở hữu iPhone 15 tại Việt Nam
Không lãi suất, không phí chuyển đổi, không chờ đợi; giảm thêm đến 1,5 triệu đồng, thậm chí trả trước 0Đ… là những chính sách đặc biệt dịp cuối năm dành cho người dùng công nghệ Việt khi mua trả góp iPhone 15 tại Di Động Việt.
Theo ghi nhận tại Di Động Việt - Đại lý ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam, bên cạnh các sản phẩm iPhone 15 series có mức giá “Rẻ hơn các loại rẻ”, từ nay đến hết 31/01, người dùng mua điện thoại iPhone 15 series và chọn hình thức trả góp sẽ nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn, chẳng hạn như Trả góp 3 KHÔNG (không lãi suất, không phát sinh phí chuyển đổi, không chờ đợi - thủ tục trả góp duyệt nhanh gọn lẹ) qua công ty tài chính. Ngoài ra với khách hàng có thẻ tín dụng, khi mua iPhone 15 tại Di Động Việt chỉ cần trả trước 0 đồng và được giảm thêm đến 1,5 triệu đồng khi trả góp.
Điều đáng nói, chương trình trả góp 3 KHÔNG được áp dụng đồng thời cùng dịch vụ Trade-in thu cũ đổi mới. Tức là, khi lựa chọn hình thức thu cũ đổi mới, số tiền chênh lệch để lên đời iPhone 15 series, người dùng được áp dụng hình thức trả góp 3 KHÔNG nói trên.
Chẳng hạn, khi lên đời iPhone 15 Pro Max dung lượng 256GB đang có giá ưu đãi là 32,59 triệu đồng (giá niêm yết 38,99 triệu đồng) từ iPhone 14 Pro Max dung lượng 256GB với giá thu cũ tại Di Động Việt là 24,52 triệu đồng, người dùng phải bù thêm chi phí là 8,07 triệu đồng. Với số tiền bù thêm này khi tham gia chương trình Trả góp 3 KHÔNG, người dùng chỉ cần thanh toán trước 50% tương ứng với số tiền là 4 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ áp dụng trả góp 0% lãi suất với kỳ hạn 6 tháng.
- Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 9/1: Chốt lời một phần thay vì mua đuổi
Với tín hiệu tích cực đã hình thành, kỳ vọng VN-Index sẽ hướng tới mốc 1.200 điểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng VN-Index sẽ rung lắc mạnh khi tiếp cận ngưỡng 1.165-1.175 điểm.
Lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 9/1.
Hiện thực hóa lợi nhuận một phần thay vì mua đuổi
CTCK Vietcombank (VCBS)
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn cần giữ tâm lý thận trọng, chủ động hiện thực hóa lợi nhuận một phần thay vì mua đuổi cổ phiếu ở vùng giá cao. Thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng tăng trung hạn, nhưng có thể vẫn sẽ xuất hiện những nhịp điều chỉnh với biên độ rộng.
Giữ vị thế danh mục hiện tại và hạn chế việc mua đuổi
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
VN-Index kéo dài chuỗi tăng điểm thứ 7 liên tiếp với thanh khoản phiên đầu tuần hôm nay tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Đây cũng là tín hiệu cho thấy đà tăng vẫn có thể tiếp tục kéo dài trong phiên tới và đang nằm trong kênh tăng giá của VN-Index.
Với tín hiệu tích cực đã hình thành, chúng tôi giữ nguyên kỳ vọng VN-Index sẽ hướng tới mốc kháng cự 1.200 điểm trong thời gian tới. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng VN-Index sẽ rung lắc mạnh khi tiếp cận ngưỡng 1.165-1.175 điểm.
Vì vậy, chúng tôi ưu tiên giữ vị thế danh mục hiện tại và hạn chế việc mua đuổi. Trong trường hợp VN-Index rung lắc mạnh sau khi tiếp cận mốc kháng cự trên và có sự điều chỉnh thì có thể mạnh dạn gia tăng thêm tỷ trọng ở những cổ phiếu đang có lợi nhuận trong danh mục.
Tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Việc chỉ số VN-Index hình thành mẫu nến spining cùng với thanh khoản tăng cho thấy trạng thái giao dịch hai phe đang tương đối giằng co.
Một số mã cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt trong những nhịp vừa qua đã dần cho thấy áp lực bán gia tăng quanh các vùng đỉnh. Do đó, nhiều khả năng VN-Index vẫn có thể có những nhịp vận động giằng co, rung lắc trong vùng cản 1.155 (+/-15) điểm.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp hồi phục sớm, có thể cân nhắc mua/bán linh hoạt 2 chiều tỷ trọng thấp tại các vùng hỗ trợ/kháng cự, cụ thể là 1.125 (+/-5) điểm và quanh 1.155 (+/-5) điểm.
Có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao
CTCK Yuanta Việt Nam
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.
- Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt 13,5 triệu tỉ đồng, cao nhất lịch sử
Năm 2023, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của cư dân và các tổ chức kinh tế đạt hơn 13,5 triệu tỉ đồng - mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.
Đáng chú ý, năm 2023, lượng tiền gửi vào hệ thống NH của cư dân và các tổ chức kinh tế đạt hơn 13,5 triệu tỉ đồng, là mức tiền gửi cao nhất trong lịch sử ngành NH. Điều này cho thấy thu nhập được cải thiện của người dân và sự tin tưởng của người dân vào Đảng, Nhà nước và hệ thống NH. Đây là nguồn lực lớn để phát triển đất nước.
Ngoài ra, NHNN đã hỗ trợ tích cực doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng nhiều giải pháp, chính sách cụ thể. Nổi bật là thực hiện 4 lần điều chỉnh giảm liên tục các mức lãi suất điều hành; quyết liệt điều hành tăng trưởng tín dụng trong quý 4 và cuối năm 2023, đến ngày 31.12.2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 13,71% so với cuối năm 2022.
- Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD
Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex, trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong và ngoài nước, toàn ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.
Ngày 8/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh 2023 và phương hướng, nhiệm vụ 2024.
Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền móng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do. Trên cơ sở phân tích, dự báo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD.
Năm 2023, Vinatex có doanh thu hợp nhất ước đạt 17.225 tỷ đồng, đạt 104,4% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế ước đạt 377 tỷ đồng, đạt 101,9% so với kế hoạch. Đặc biệt, Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên đã nỗ lực đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 62.000 người lao động cấp 1 thông qua việc giảm lợi nhuận để duy trì lực lượng lao động với thu nhập bình quân của người lao động ước đạt 9,45 triệu đồng/người/tháng, đạt 96% so với năm 2022, nhưng số giờ làm giảm xuống 15% (cao hơn 11% so với mức lương bình quân người lao động cả nước nhận được năm 2023 (khoảng 8,5 triệu đồng/người).