Điểm tin Kinh doanh 7/9: Giá vàng: Giá vàng thế giới tăng nhẹ

Việt Báo (Tổng hợp)| 07/09/2024 06:00

Nhóm cổ phiếu trụ cột giúp VN-Index hồi phục; Thaco Agri của tỷ phú Trần Bá Dương nợ hơn 42.500 tỷ đồng

ghi-nhan-tai-co.opmart-thanh-hoa-1-.jpg

- Giá vàng: Giá vàng thế giới tăng nhẹ

Giá vàng hôm 6/9 ghi nhận mức tăng nhẹ của giá vàng thế giới. Trong khi đó, sau khi giảm mạnh vào ngày hôm 5/9, giá vàng trong nước hôm 6/9 không ghi nhận sự điều chỉnh.

Theo đó, giá vàng miếng SJC đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 80,5 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng các thương hiệu được niêm yết ở mức 78,5 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng đang đứng ngưỡng 2.518 USD/ounce, tăng nhẹ so với phiên trước đó. Theo phân tích trên Kitco News, vàng đã giữ được mức hỗ trợ ban đầu trên 2.500 USD/ounce và tiếp tục củng cố gần mức cao kỷ lục gần đây. Mặc dù đà tăng đã chậm lại, một nhà phân tích cho biết đợt tăng giá này sẽ còn kéo dài.

Trong một lưu ý gần đây gửi đến Kitco News, Callum Thomas, nhà sáng lập Topdown Charts cho rằng, đợt tăng giá đột phá của vàng trong năm nay, sau nhiều năm củng cố, là một diễn biến đáng kể. Giá vàng đã tăng hơn 22% trong năm nay; giá vàng tương lai tháng 12 giao dịch lần cuối ở mức 2.543 USD/ounce.

Ông cho biết: “Rõ ràng là chúng ta đang ở trong một xu hướng tăng mới và các động lực thúc đẩy xu hướng này khó có thể biến mất trong thời gian tới”.

Ông giải thích rằng sự bất ổn về địa chính trị, nợ chính phủ tăng, rủi ro suy thoái và việc cắt giảm lãi suất sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.

Trong suốt mùa Hè, vàng đã được hưởng lợi từ việc lợi suất trái phiếu giảm và đồng đô la yếu đi. Tháng trước, chỉ số đô la Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm khi kiểm tra mức hỗ trợ ở mức 100 điểm. Thomas lưu ý rằng, đợt bán tháo đã đẩy chỉ số đô la Mỹ xuống dưới đường xu hướng quan trọng.

Mặc dù đồng đô la Mỹ đã phục hồi sau mức thấp gần đây, Thomas cho biết sự suy yếu chung của đồng tiền này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng.

Ông cho biết: “Mặc dù sức phục hồi của đồng đô la và lợi suất thực tế cao hơn không ngăn được đà tăng của vàng nhưng tôi nghĩ đồng đô la yếu hơn và lợi suất thấp hơn sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy - đặc biệt là khi chúng phản ánh một số động lực chính đã hỗ trợ đà tăng của giá vàng”.

Cuối cùng, một số nhà phân tích đã nêu lên mối lo ngại về vị thế đầu cơ của vàng vì các khoản cược tăng giá vẫn ở mức cao nhất trong bốn năm. Có nguy cơ là những nhà đầu cơ này có thể thanh lý các vị thế mua của họ, khiến giá giảm xuống.

- Nhóm cổ phiếu trụ cột giúp VN-Index hồi phục

Phiên giao dịch ngày 6/9, sau hơn một giờ giao dịch giằng co ở đầu phiên, áp lực bán diễn ra trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Về cuối phiên, lực cầu gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu bluechip, trong đó các mã: MSN, VRE, PLX, GVR, CTG, HPG bứt phá cùng hàng loạt mã khác phục hồi đã giúp các chỉ số chính lấy lại đà tăng. Chốt phiên, VN-Index tăng 5,75 điểm lên mức 1.273,96 điểm.

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 12.216,78 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng hơn 230 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu FPT được mua mạnh nhất (200 tỷ đồng), tiếp đến CTG (103 tỷ đồng), VNM (83 tỷ đồng)… Ngược lại, VHM bị bán mạnh nhất (369 tỷ đồng), tiếp đến HDB (48 tỷ đồng), VPB (37 tỷ đồng)…

Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa có 22 mã tăng, 2 mã đứng giá và 6 mã giảm.

Trong đó, MSN tăng 2,56% lên 76.000 đồng/cổ phiếu, VRE tăng 2,03%, PLX tăng 1,95%, GVR tăng 1,77%, CTG tăng 1,43%, HPG tăng 1,4%, BID tăng 1,23%, FPT tăng 1,15%, STB tăng 1,01%.

Các mã: ACB, BCM, BVH, GAS, MBB, MWG, POW, SSI, TPB, VCB, VHM, VNM, VPB tăng nhẹ.

Hai mã: TCB, VJC dừng ở tham chiếu.

Ngược lại, SSB giảm 2,7% xuống 18.000 đồng/cổ phiếu.

Các mã còn lại: HDB, SAB, SHB, VIB, VIC giảm nhẹ.

Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thép đóng cửa trong sắc xanh chiếm đa số, với HPG tăng 1,4%, HSG tăng 0,25%, NKG tăng 0,72%, SMC tăng 0,98%, VCA tăng 0,35%, cùng POM dừng ở tham chiếu. Ngược lại, DTL giảm 1,57%, HMC giảm 0,43%, TLH giảm 0,18%.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch phân hóa và chủ yếu biến động trong biên độ hẹp. Cụ thể: APG giảm 0,45%, BSI giảm 0,41%, FTS giảm 0,23%, TVB giảm 1,89%, VIX giảm 0,84%, VND giảm 0,33%. Ngược lại, CTS tăng 0,26%, HCM tăng 0,51%, SSI tăng 0,91%, TVS tăng 0,64%, VCI tăng 1,11%, cùng các mã: AGR, ORS, VDS dừng ở tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch khá tích cực khi chốt phiên với phần lớn các mã tăng. Ngoài các mã: ACB, BID, CTG, HDB, MBB, SHB, SSB, STB, TCB, TPB, VCB, VPB, VIB trong nhóm VN30 đã kể trên, các mã còn lại: EIB giảm 0,81%, LPB tăng 0,81%, MSB tăng 0,44%, OCB giảm 0,85%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản bị sắc đỏ lấn át, trong đó DIG giảm 1,75%, HPX giảm 1,3%, LDG giảm 1,61%, NVT giảm 3,64%, PDR giảm 1,14%, SZC giảm 1,36%, TEG giảm 2,8%... Ngược lại, một số mã khởi sắc như: QCG, SGR tăng trần, NBB và TDC cùng tăng 3,21%, NTL tăng 2,34%.

* Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay bật tăng mạnh về cuối phiên, VNXALL-Index đóng cửa tăng 8,23 điểm (+0,40%), lên mức 2.083,10 điểm. Thanh khoản toàn thị trường, với khối lượng giao dịch đạt 613,13 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.777,85 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 170 mã tăng giá, 95 mã đứng giá và 197 mã giảm giá.

* Tại sàn Hà Nội, HNX-Index đóng cửa tại mức 234,65 điểm, giảm 0,31 điểm (-0,13%). Thanh khoản đạt tổng cộng có hơn 43,74 triệu CP được chuyển nhượng, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 825,36 tỷ đồng. Toàn sàn có 69 mã tăng, 69 mã đứng giá và 74 mã giảm giá.

Chỉ số HNX30 đóng cửa giảm 1,85 điểm (-0,36%) và xuống mức 511,90 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng hơn 27,76 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là hơn 642,13 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu HNX30 kết thúc ngày giao dịch có 10 mã tăng, 8 mã đi ngang và 12 mã giảm giá.

Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM Index giảm điểm, đóng cửa tại mức 93,37 điểm, giảm 0,10 điểm (-0,21%). Thanh khoản toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 31,51 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch tương ứng đạt hơn 417,64 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu UPCoM kết thúc ngày giao dịch có 135 mã tăng, 156 mã đi ngang và 144 mã giảm giá.

* Tại sàn TP Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 5,75 điểm (+0,45%) và lên mức 1.273,96 điểm. Thanh khoản đạt hơn 637,09 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.481,69 tỷ đồng. Toàn sàn có 192 mã tăng, 64 mã đứng giá và 212 mã giảm giá.

Chỉ số VN30 tăng 6,34 điểm (+0,48%) và ở mức 1.315,39 điểm. Thanh khoản đạt hơn 300,90 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 9.096,83 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu VN30 kết thúc ngày giao dịch có 22 mã tăng, 2 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.

Năm cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là HPG (hơn 22,85 triệu đơn vị), DIG (hơn 18,66 triệu đơn vị), VIX (hơn 17,92 triệu đơn vị), VPB (hơn 15,01 triệu đơn vị), MBB (hơn 14,68 triệu đơn vị).

Năm cổ phiếu tăng giá nhiều nhất là KPF (6,98%), SGR (6,89%), DSE (6,87%), QCG (6,84%), SRC (6,53%).

Năm cổ phiếu giảm giá nhiều nhất là VCF (-11,01%), APH (-6,95%), SRF (-6,88%), FUEIP100 (-6,86%), HRC (-6,37%).

* Thị trường chứng khoán phái sinh hôm nay có 151.570 hợp đồng được giao dịch, giá trị 19.839,34 tỷ đồng.

- McKinsey đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam trong bức tranh Đông Nam Á

Việt Nam và Philippines tiếp tục là hai nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực, lần lượt ở mức 6,9% và 6,3%; trong khi Malaysia đứng thứ ba, với mức tăng trưởng 5,9%.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey, trong quý 2 vừa qua, các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn có khả năng chống chịu và ghi nhận hiệu suất kinh tế ổn định.

Tất cả các nền kinh tế trong khu vực này đều ghi nhận mức tăng trưởng GDP, trong đó Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan ghi nhận tốc độ tăng trưởng theo năm cao nhất trong 4 quý vừa qua.

Các động lực tăng trưởng được thể hiện rõ nét ở tất cả nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có mức tiêu dùng cao, sản lượng và xuất khẩu tăng sau khi nhu cầu toàn cầu cải thiện, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử.

Việt Nam và Philippines tiếp tục là hai nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực, lần lượt ở mức 6,9% và 6,3%; trong khi Malaysia đứng thứ ba, với mức tăng trưởng 5,9%.

vnpt-da-trien-khai-thi-diem-hoc-ba-so-tai-hon-45-tinh-thanh-pho.jpg

- Co.opmart Phạm Thế Hiển chính thức khai trương

Ngày 6/9/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) chính thức tổ chức lễ khai trương Co.opmart Phạm Thế Hiển tại Quận 8, TP. HCM, đưa hệ thống Co.opmart đạt con số 131 điểm bán trên toàn quốc.

Chọn vị trí kinh doanh trong tầng thương mại của chung cư Green River (số 2225 đường Phạm Thế Hiển), Co.opmart Phạm Thế Hiển được linh động bổ sung một số đặc điểm để phục vụ khách hàng là cư dân nơi đây: diện tích tinh gọn, thời gian hoạt động linh hoạt, dịch vụ khách hàng và chương trình ưu đãi dành riêng…

Co.opmart Phạm Thế Hiển có tổng vốn đầu tư, trang thiết bị và hàng hóa gần 40 tỷ đồng, kinh doanh 20.000 mặt hàng nhu yếu phẩm bao gồm các ngành hàng: thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nấu chín, thực phẩm khô, hóa mỹ phẩm, thời trang may mặc, gia dụng, đồ chơi trẻ em … Co.opmart Phạm Thế Hiển có diện tích kinh doanh gần 2.500 m2, trong đó khu tự chọn với diện tích tinh gọn gần 1.000 m2 so với các siêu thị trong cùng hệ thống. Co.opmart Phạm Thế Hiển cũng có mặt đồng thời trên nền tảng trực tuyến như Co.opOnline, Facebook, Zalo, các ứng dụng công nghệ... để khách hàng có thể liên hệ và mua hàng nhanh chóng.

Co.opmart Phạm Thế Hiển nhanh chóng triển khai những dịch vụ dành riêng cho cư dân tại Green River và các văn phòng, chung cư lân cận như: bán đá viên; giao bình nước uống 19 lít miễn phí đến từng căn hộ với đơn hàng chỉ từ 1 bình; nới rộng biên độ hoạt động trong ngày: mở cửa sớm để phục vụ bữa ăn sáng cho học sinh, sinh viên, dân công sở; đóng cửa muộn để cư dân kịp mua sắm sau khi tan làm.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op chia sẻ “Co.opmart Phạm Thế Hiển được Saigon Co.op phát triển theo mô hình Co.opmart tinh gọn cả về diện tích lẫn ngành hàng kinh doanh, mang lại những trải nghiệm mua sắm thuận tiện, thân thiện cho khách hàng. Cùng với hệ thống Co.opmart trên cả nước, Co.opmart Phạm Thế Hiển sẽ là điểm phân phối hàng bình ổn giá, hàng Việt Nam chất lượng cao, giúp người dân có thêm một nơi tham quan và mua sắm hàng hóa phong phú, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng với giá cả phải chăng”.

- Thaco Agri của tỷ phú Trần Bá Dương nợ hơn 42.500 tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 6/2024, Thaco Agri ghi nhận hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng vọt từ 2,2 lên 2,9, tương ứng nợ phải trả tăng tới 40% so với kỳ trước.

Mới đây, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (Thaco Agri) đã công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính nửa đầu năm 2024. Theo đó, công ty ghi nhận hơn 6,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 24% so với kỳ báo cáo trước.

Đây là tín hiệu đáng mừng của Thaco Agri bởi trước đó công ty đã có giai đoạn liên tiếp chìm trong thua lỗ từ 2021-2022.

Lợi nhuận tăng trưởng góp phần giúp vốn chủ sở hữu của công ty tăng 6% lên 14.600 tỷ đồng tại ngày 30/6/2024.

Ngoài ra, tính đến cuối tháng 6/2024, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của công ty đạt 2,9 lần, tăng so với tỉ lệ 2,2 ghi nhận vào kỳ trước đó. Điều này tương đương với tổng nợ phải trả của công ty tăng 40% lên 42.511 tỷ đồng.

- 8 tháng 2024: Gần 11,4 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

8 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2019.

7 tháng năm 2024, Việt Nam đón gần 10 triệu lượt khách du lịch quốc tếKỳ vọng khách du lịch quốc tế sẽ tăng trưởng bứt phá mùa cao điểm

Số liệu Tổng cục Thống kê cho biết, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2024 đạt 1,43 triệu lượt, tăng 24,5% so với tháng trước và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 11,4 triệu lượt, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2019.

Về quy mô thị trường, hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đóng góp gần 1/2 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với hơn 3 triệu lượt (chiếm 26,4%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai, đạt trên 2,4 triệu lượt (chiếm 21,4%).

Các vị trí tiếp theo là Đài Loan - Trung Quốc (xếp thứ 3, với 850 nghìn lượt), Mỹ (xếp thứ 4, với 529 nghìn lượt), Nhật Bản (xếp thứ 5, với 461 nghìn lượt). Trong Top 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Úc (315 nghìn lượt), Malaysia (313 nghìn lượt), Ấn Độ (312 nghìn lượt), Campuchia (295 nghìn lượt), Thái Lan (274 nghìn lượt).

Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2024 tăng 24% so với tháng trước, cho thấy tín hiệu tích cực của thị trường du lịch quốc tế khi chuẩn bị bước vào mùa cao điểm cuối năm. Kết quả này có đóng góp quan trọng đến từ tăng trưởng của các thị trường lớn như Nhật Bản (81,1%), Hàn Quốc (36,2%), Trung Quốc (23,2%); ở châu Âu là Anh (35,1%), Pháp (54,9%), Nga (36,3%), Tây Ban Nha (171,7%), Ý (289,1%).

Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2023. Hầu hết các thị trường đều ghi nhận tăng trưởng, trong đó có các thị trường lớn khu vực Đông Bắc Á: Trung Quốc (157,7%), Hàn Quốc (32,4%), Nhật Bản (32,0%), Đài Loan - Trung Quốc (70,6%).

Đáng chú ý, thị trường khách Hàn Quốc tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19 (tương đương 210 nghìn lượt khách). Các thị trường Đông Nam Á đạt tăng trưởng tốt như Indonesia (100%), Philippines (59,4%), Malaysia (7,0%), Campuchia (15,1%), Singapore (5,4%). Chỉ có thị trường Thái Lan giảm 14,7%.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin Kinh doanh 7/9: Giá vàng: Giá vàng thế giới tăng nhẹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO