Điểm tin kinh doanh 5/6: Giá vàng: Vàng miếng SJC tiếp đà giảm, vàng nhẫn ổn định

Việt Báo (Tổng hợp)| 05/06/2024 06:00

Trung Quốc bất ngờ tăng thu mua cua sống của Việt Nam; Nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh cổ phiếu thép trong phiên giao dịch ngày 4/6

gia-vang-hom-nay-ngay-14-5-17156789005812091340447.jpg

- Giá vàng: Vàng miếng SJC tiếp đà giảm, vàng nhẫn ổn định

Giá vàng thế giới hôm 4/6 tăng lên 2.344,5 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm xuống 78,98 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn ổn định, giao dịch ở mức 75,1 triệu đồng/lượng.

Tại thời điểm 15 giờ ngày 4/6, giá vàng DOJI tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết ở mức 77,68 triệu đồng/lượng mua vào và 78,98 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 180.000 đồng (mua vào) và giảm 520.000 đồng (bán ra) so kết phiên trước đó. Chênh lệch mua vào-bán ra rút ngắn xuống 1,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC niêm yết mua vào-bán ra ở mức 77,48-78,98 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 500.000 đồng và 1 triệu đồng so kết phiên hôm trước. Chênh lệch mua vào-bán ra 1,5 triệu đồng/lượng.

Hiện chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá thế giới được rút ngắn xuống 7-8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn SJC 9999 ổn định, giao dịch mua vào 73,5 triệu đồng/lượng, bán ra 75,1 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua-bán 1,6 triệu đồng/lượng.

Vàng PNJ mua vào ở mức 73,4 triệu đồng/lượng và bán ra mức 75,1 triệu đồng/lượng, không đổi so kết phiên trước đó.

Theo thông báo sáng 4/6 của Ngân hàng Nhà nước, giá bán vàng miếng trực tiếp của cơ quan này ngày 4/6/2024 cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank) và Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 77.980.000 đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so mức giá công bố ngày 3/6 (78,98 triệu đồng/lượng).

Tính đến 10 giờ ngày 4/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới tăng 17,8 USD so kết phiên trước đó lên mức 2.344,5 USD/ounce.

- Nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh cổ phiếu thép trong phiên giao dịch ngày 4/6

Không chỉ nhà đầu tư trong nước giao dịch sôi động giúp cổ phiếu thép dẫn đầu thanh khoản thị trường, khối ngoại cũng có cuộc "đua" gom các cổ phiếu HPG, HSG, NKG.

Trên sàn giao dịch HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 76,5 triệu đơn vị, tổng giá trị 2.103,4 tỷ đồng, tăng 20,9% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với phiên đầu tuần (ngày 3/6).

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 83,16 triệu đơn vị, giá trị đạt 2.234,67 tỷ đồng, tăng 42,29% về khối lượng và 11,7% về giá trị so với phiên trước.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,67 triệu đơn vị, trong khi phiên trước đó mua ròng 4,83 triệu đơn vị; tổng giá trị bán ròng đạt 131,27 tỷ đồng, giảm 46,38% so với phiên trước.

Hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu FPT với giá trị đạt 100,17 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 0,72 triệu đơn vị.

Tiếp theo đó là các cổ phiếu thép với HSG được mua ròng 64,61 tỷ đồng (2,78 triệu đơn vị), HPG được mua ròng 47,82 tỷ đồng (1,62 triệu đơn vị), NKG được mua ròng 44,33 tỷ đồng (1,72 triệu đơn vị).

Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu MWG với giá trị đạt 86,28 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 1,36 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, dẫn đầu danh mục bán ròng mạnh về khối lượng là cổ phiếu VND với 3,91 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt xấp xỉ 71 tỷ đồng.

- Trung Quốc bất ngờ tăng thu mua cua sống của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cua sống của Việt Nam lớn nhất với tỉ trọng tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Số liệu từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong tháng 5-2024, giá trị xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đạt trên 26 triệu USD, tăng 92% so với hồi tháng 5-2023.

Tính chung 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 101 triệu USD, tăng 84% so với cùng kỳ.

Sự gia tăng này chủ yếu đến từ tỉ trọng xuất khẩu cua cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản đều tăng nhập khẩu cua của Việt Nam.

Trong đó, các con cua sống của Việt Nam đặc biệt thu hút người tiêu dùng Trung Quốc. Vasep ghi nhận 5 tháng đầu năm tỉ trọng xuất khẩu cua sống sang Trung Quốc tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất cua sống của Việt Nam.

v1__0801_kinh_te_2024_f58c3.jpg

- Cuộc khủng hoảng nước cam tác động lớn đến thế giới

Cam- và tất cả những gì chúng ta có thể làm từ loại quả này- mang đến tiềm năng lớn. Nhưng ngành công nghiệp này hiện đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Theo trang The Conversation, khoảng 50 triệu tấn cam được trồng mỗi năm trên thế giới, 34% trong số đó ở Brazil. Brazil cũng là nhà xuất khẩu nước cam lớn nhất thế giới cho đến nay, ước tính khoảng 70% nguồn cung toàn cầu.

Thật không may, các vùng trồng cam của Brazil gần đây đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai và bệnh ở cây ăn quả, khiến nguồn cung bị thiếu hụt. Vì vậy, sản lượng cam ở Brazil được dự báo sẽ giảm hơn 24% trong mùa vụ 2024 -2025, đây là vụ thu hoạch có năng suất thấp nhất của đất nước này kể từ cuối những năm 1980.

Trong khi đó, Australia- đất nước có vùng trồng cam lớn, với các đồn điền ở Riverina, Thung lũng Murray và Riverland. Hiện nước này cũng là nhà sản xuất trái cây lớn thứ 12 thế giới.

Tuy nhiên, Australia vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nước cam đông lạnh để đáp ứng 1/2 số lượng nhu cầu trong nước. Khoảng 80% nguồn nhập khẩu đến từ Brazil, tiếp theo là 10% từ Israel.

Người tiêu dùng Australia chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bằng các nước khác ở châu Âu và châu Mỹ, vì những người trồng cam địa phương vẫn có thể đáp ứng nhu cầu một phần cho thị trường trong nước. Tuy nhiên, một phần Australia phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nước cam đông lạnh từ Brazil nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ nguồn cung khan hiếm.

Bên cạnh đó, cam cũng được sử dụng cho mục đích thương mại, bao gồm mỹ phẩm, các sản phẩm làm sạch, bổ sung vitamin và hỗn hợp BEVENGE. Cam được xem như một thành phần quan trọng ở hầu hết các sản phẩm. Do đó, chúng ta cũng có thể thấy rõ sự gián đoạn nguồn cung đáng kể và tăng giá trên một loạt các sản phẩm khác.

Diễn biến hiện tại có thể thúc đẩy người tiêu dùng và nhà sản xuất phải có lựa chọn thay thế. Đơn cử như thị trường đồ uống cho bữa sáng, các sản phẩm pha trộn nước cam với táo, xoài hoặc dứa có thể ngày càng trở nên hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

Đây được xem là sự thay thế đáp ứng mức độ phù hợp của hương vị và giá trị dinh dưỡng.

- Hàng nghìn tấn cá hồi, cua nâu Na Uy được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam

Từ đầu năm 2024, hải sản Na Uy đã chứng kiến sự tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng tại thị trường Việt Nam, với mức tăng 21% về số lượng và 28% về giá trị.

Theo Hội đồng Hải sản Na Uy, trong giai đoạn 2020 - 2023, Việt Nam là thị trường đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị nhập khẩu hải sản từ Na Uy cao nhất Đông Nam Á, đạt 113%, vượt qua Thái Lan 103% và gấp đến 4 lần trung bình tăng trưởng của toàn bộ khu vực là 30%.

Tính riêng từ đầu năm 2024, Na Uy đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Việt Nam, với mức tăng trưởng xuất khẩu 21% về số lượng và 28% về giá trị, đạt tổng cộng 21.328 tấn hải sản, trị giá 80 triệu USD.

Trong bối cảnh Na Uy hiện đang đối mặt với thị trường toàn cầu đầy thách thức trong những tháng đầu năm 2024 với sự sụt giảm 15% về số lượng thì Việt Nam đã nổi lên như một thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin kinh doanh 5/6: Giá vàng: Vàng miếng SJC tiếp đà giảm, vàng nhẫn ổn định
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO