Điểm tin kinh doanh 29/4: Ngỡ ngàng vì vàng quay đầu lao dốc

Việt Báo (Tổng hợp)| 29/04/2023 06:00
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Việt Nam 2022 đạt hơn 33 tỷ USD, Samsung đóng góp bao nhiêu?; Ngân hàng OCB đã thu hồi hết nợ của FLC và Đại Nam

vangsjc1hh-ok-1658.jpg

- Giá vàng hôm 28/4: Ngỡ ngàng vì vàng quay đầu lao dốc

Giá vàng hôm 28/4 trên thế giới lao dốc nhưng giá trong nước chỉ giảm nhẹ.

Giá vàng hôm 28/4 ở thị trường trong nước giảm nhẹ dù giá vàng thế giới lao dốc. Lúc 8 giờ 30, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 66,5 triệu đồng/lượng, bán ra 67,1 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng mỗi lượng so với cuối ngày hôm qua.

Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 55,75 triệu đồng/lượng mua vào, 56,75 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 50.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua.

Chốt phiên giao dịch 27/4, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 66,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,15 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 66,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,17 triệu đồng/lượng (bán ra).

Doji Hà Nội niêm yết ở mức 66,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,1 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji TP.HCM mua vàng SJC ở mức 66,55 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 67,15 triệu đồng/lượng.

Lúc 10h05' hôm ngày 28/4, giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.989,6 USD/ounce, tăng 2,6 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1998,8 USD/ounce, tăng 10,8 USD/ounce so với đêm qua.

Sáng 28/4, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 56,68 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế và phí), thấp hơn khoảng 10,49 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay 27/4 giao dịch ở mức 1.987 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn giao dịch ở mức 1.988 USD/ounce.

- Kim ngạch xuất khẩu điện thoại của Việt Nam 2022 đạt hơn 33 tỷ USD, Samsung đóng góp bao nhiêu?

Theo báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 được Bộ Công thương công bố mới đây, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của Việt Nam trong năm 2022 đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại Samsung đạt trên 31,42 tỷ USD.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 của Bộ Công thương cho biết, trong năm 2022, số lượng điện thoại Việt Nam đã sản xuất ước đạt khoảng 210,5 triệu chiếc, giảm 9,1% so với năm 2021. Trị giá sản xuất linh kiện điện thoại đạt khoảng 663,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2021.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,81% so với năm 2021 và chiếm 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Trong đó, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI đạt 57,8 tỷ USD, tăng 1,35% so với năm trước và chiếm 99,67% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.

Về chủng loại, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại Samsung đạt trên 31,42 tỷ USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước.

Về linh kiện, phụ kiện điện thoại, số liệu báo cáo chỉ ra rằng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2022 đạt trên 24,67 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu các loại linh kiện khác chiếm tỷ trọng chủ yếu với kim ngạch hơn 20 tỷ USD, chiếm 98%, xuất khẩu linh kiện của các hãng Samsung, LG, Asus, iPhone chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Xét theo thị trường xuất khẩu, năm 2022, các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng điện thoại và linh kiện là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, khối EU, Hàn Quốc, UAE, Hồng Kông (Trung Quốc).

Cụ thể, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 16,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với 2021, chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng.

Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 11,9 tỷ USD, tăng 22,5%, chiếm 20,5% tổng xuất khẩu. Xuất khẩu sang EU đạt 6,5 tỷ USD, giảm 15,7% so với năm ngoái, chiếm 11,2% tổng xuất khẩu. Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 5,05 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2021.

- Én Vàng mua và thuê 150 xe ô tô điện VinFast

Công ty Cổ phần Én Vàng Quốc tế công bố ký kết hợp đồng và biên bản ghi nhớ về việc mua và thuê xe ô tô điện số lượng lớn với Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) và Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast, đồng thời, chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện đầu tiên tại Hải Phòng.

Cụ thể, Én Vàng đã ký hợp đồng mua từ VinFast 25 xe VF e34 và VF 5 Plus, đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ về việc thuê 125 xe điện từ công ty GSM trong năm 2023. Thời hạn thuê xe là 3 năm kể từ ngày chính thức bàn giao xe, có thể gia hạn tùy theo nhu cầu thực tế. Trong đó, những chiếc VF 5 Plus được bàn giao cho công ty Én Vàng nằm trong lô xe VF 5 Plus đầu tiên xuất xưởng trong tháng 4/2023. Nhờ đó, khách hàng sử dụng dịch vụ taxi Én Vàng sẽ có cơ hội trải nghiệm mẫu xe điện thông minh mới nhất của VinFast.

Trong giai đoạn đầu, Én Vàng sẽ đưa vào vận hành khoảng 50 xe điện nhằm phục vụ khách hàng ngay trong dịp đại lễ 30/4 - 1/5 và nâng lên 150 xe trong năm 2023. Bên cạnh đó, Én Vàng cũng cam kết chung tay cùng các đơn vị vận tải trên địa bàn Thành phố Hải Phòng nâng tổng số xe điện chạy dịch vụ lên 1.000 xe trong 5 năm tới, tương đương 50% tổng số xe dịch vụ vận tải hành khách hiện tại. Trong khi đó, GSM cũng sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch phủ sóng taxi Xanh SM tại ít nhất 5 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm nay với quy mô lên tới 20.000 xe.

- Ngân hàng OCB đã thu hồi hết nợ của FLC và Đại Nam

Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Phương Đông cho biết đã thu hồi hết các khoản nợ của FLC và Đại Nam.

Tại đại hội cổ đông thường niên tổ chức sáng 28/4, trước sự chất vấn của cổ đông về các khoản nợ của FLC và Đại Nam, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết, toàn bộ danh mục nợ của FLC và Đại Nam đã thu hồi xong.

Theo ông Tùng, OCB đã thu hồi toàn bộ tài sản mà các công ty này đang thế chấp tại ngân hàng và đưa vào dạng gán nợ. Đây là hình thức Ngân hàng Nhà nước cho phép, nghĩa là nhận tài sản thế chấp thay nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

"Thực tế, OCB cũng không hoàn toàn giữ lại tài sản vì cả hai danh mục tài sản này đã có người mua. Chúng tôi đồng ý cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định thực hiện nghĩa vụ tài chính để trả nợ. Và khách hàng đã nộp tiền cho ngân hàng, và lấy lại tài sản, sau đó bán cho bên thứ ba" - ông Tùng nói.

Về tòa nhà là trụ sở của FLC tại 265 Cầu Giấy (Hà Nội), thì ông Tùng cho biết, trước đây, ngân hàng có chủ trương mua. Nhưng năm 2022, FLC gặp khó khăn, và chưa làm thủ tục sang tên nên OCB dừng giao dịch này. FLC đã hoàn trả lại tiền lẫn tiền phạt cho OCB.

- Mỹ sẽ đưa Huawei và Alibaba diện kiểm soát xuất khẩu

Hai công ty đám mây Trung Quốc trong tầm ngắm của Mỹ với lo ngại gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo mới đây đã bày tỏ lo ngại về các công ty điện toán đám mây của Trung Quốc như Huawei Cloud và Alibaba Cloud có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và tuyên bố sẽ xem xét yêu cầu thêm họ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu.

"Tôi đã đưa hơn 200 công ty Trung Quốc vào 'Danh sách thực thể, công ty bị áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ' trong nhiệm kỳ của mình và chúng tôi đang tích cực, liên tục điều tra các mối đe dọa bổ sung.

Nếu như chúng tôi nghĩ rằng công ty nào cần phải đưa vào danh sách, tôi sẽ không ngần ngại làm điều đó" - bà Raimondo nói tại phiên điều trần của Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ.

Trước đó, một nhóm gồm 9 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hôm thứ Ba đã thúc giục chính quyền Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đơn vị đám mây của Huawei Technologies, Alibaba Cloud và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác của Trung Quốc.

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin kinh doanh 29/4: Ngỡ ngàng vì vàng quay đầu lao dốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO