- Apple cùng Samsung bóp nghẹt các thương hiệu còn lại
Một báo cáo thị phần mới làm nổi bật sự thống trị hoàn toàn của Apple và Samsung về khả năng kiếm từ từ kinh doanh smartphone.
Counterpoint Research đã đăng báo cáo thị phần smartphone quý 1/2023, cho thấy Samsung là số một với gần 22% thị trường toàn cầu. Trong khi đó, Apple đang bám sát thương hiệu Hàn Quốc khi chiếm gần 21% doanh số smartphone được xuất xưởng. Xiaomi lọt vào top 3 với xấp xỉ 11% thị phần. Oppo và Vivo lọt vào top 5 khi lần lượt chiếm gần 10% và gần 7% thị trường.
Tuy nhiên, mọi thứ trở nên khá thú vị khi chúng ta xem xét các nhà sản xuất kiếm được nhiều tiền nhất. Báo cáo cho thấy Apple và Samsung cùng nhau chiếm 96% lợi nhuận hoạt động từ kinh doanh smartphone toàn cầu, với Apple chiếm phần lớn trong số đó (khoảng 80%).
Công ty nghiên cứu lưu ý rằng giá bán trung bình (ASP) của smartphone Samsung trong quý là 340 USD, tăng 17% hàng năm. Công ty đã không đưa ra mức ASP cho Apple, nhưng không có chiếc iPhone nào gần đây nhất có giá đề xuất dưới 800 USD.
Dù bằng cách nào, lợi nhuận của Apple và Samsung cũng bóp nghẹt các công ty smartphone còn lại, ngay cả khi các thương hiệu như Xiaomi đã tăng giá bán trong những năm gần đây. Ví dụ, Xiaomi gần đây đã ra mắt điện thoại hàng đầu Xiaomi 13 Pro trị giá 1.435 USD (33,65 triệu đồng), trong khi Xiaomi 13 Ultra dự kiến sẽ phá vỡ mốc này khi ra mắt toàn cầu trong những tháng tới. Ngay cả dòng Redmi Note 12 tầm trung của hãng hiện cũng có giá khởi điểm 552 USD (12,94 triệu đồng). Điều này giúp mức ASP của Xiaomi đã tăng nhẹ trong quý vừa qua.
- Apple, Google cùng đề xuất quy định ngăn thiết bị định vị bị sử dụng cho mục đích xấu
Trang Popular Science đưa tin Apple và Google vừa bắt tay đề xuất một quy định ngành mới nhằm ngăn chặn nguy cơ thiết bị định vị như AirTag bị sử dụng cho mục đích xấu.
Đề xuất quy định mới phác thảo một số cách thức tối ưu cho đơn vị sản xuất thiết bị định vị. Nếu được thông qua thì quy định sẽ cho phép người dùng điện thoại thông minh - bất kể hệ điều hành iOS hay Android - nhận thông báo khi họ là mục tiêu bị theo dõi trái phép.
AirTag từ khi ra mắt năm 2021 đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt. Thiết bị nhỏ bằng đồng xu này dùng mạng lưới Find My theo dõi vị trí nhiều thiết bị Apple khác như iPhone, iPad, MacBook.
Về bản chất, tất cả thiết bị Apple đều hoạt động như bộ thu và báo cáo vị trí của bất cứ thiết bị ở gần nào khác - có nghĩa người dùng vẫn theo dõi thiết bị không có GPS hay thậm chí không có tín hiệu di động. Mọi thứ đều được mã hóa đầu cuối để chỉ có chủ sở hữu mới nhìn thấy vị trí, nhưng như vậy vẫn không thể ngăn được việc AirTag bị sử dụng cho mục đích xấu.
AirTag có thể được bỏ vào túi áo khoác hay túi xách của ai đó. Không thiếu những câu chuyện kẻ quấy rối dùng thiết bị theo dõi nạn nhân, hay kẻ trộm dùng chúng theo dõi xe đắt tiền.
Đề xuất quy định mới mà Apple và Google bắt tay đề xuất là bước tiến lớn trong nỗ lực ngăn chặn thiết bị định vị bị sử dụng cho mục đích xấu.
Hiện tại người dùng iPhone có thể nhận được thông báo khi nếu điện thoại của họ phát hiện AirTag không xác định di chuyển cùng họ, hoặc thiết bị định vị dùng mạng lưới Find My xuất hiện gần. Nhưng để tìm ra thiết bị đáng ngờ thì người dùng phải nhờ đến một ứng dụng quét hoặc chờ thiết bị đáng ngờ phát tiếng cảnh báo do rời xa thiết bị chủ quá 3 ngày.
Với điện thoại hệ điều hành Android, người dùng cũng cần tải ứng dụng Tracker Detect để xác định AirTag hay thiết bị dùng mạng lưới Find My đáng ngờ, hoặc chờ thiết bị đáng ngờ phát tiếng cảnh báo.
Theo đề xuất quy định mới, thiết bị định vị cách xa chủ sở hữu sẽ tự động cảnh báo người dùng ở gần đối với bất cứ hệ điều hành nào. Như vậy người dùng có thể nhanh chóng phát hiện và vô hiệu hóa thiết bị đáng ngờ mà không cần nhờ đến ứng dụng khác.
Samsung, Tile, Chipolo, eufy Security, and Pebblebee - những đơn vị sản xuất thiết bị định vị tương tự AirTag - đều lên tiếng ủng hộ đề xuất quy định mới. Hiện đề xuất cần trải qua thời gian nhận phản hồi kéo dài 3 tháng. Sau đó Apple và Google sẽ triển khai thông báo thiết bị đáng ngờ cho các bản cập nhật hệ điều hành trong tương lai.
- Chính thức ra mắt Google Pixel Fold
Google vừa mới giới thiệu điện thoại thông minh mang tên Google Pixel Fold ra thị trường. Máy xuất hiện với giá bán khoảng 39 triệu đồng, chip xử lý Tensor G2, màn hình trong 7,6 inch.
Máy sở hữu thiết kế gập dạng cuốn sách giống Galaxy Z Fold. Bản lề trên thiết bị được đánh bóng.
Thiết bị đi kèm bản lề dọc để mở thiết bị cho màn hình giống như máy tính bảng, tương tự như dòng Samsung Galaxy Fold.
Khi đóng điện thoại, người dùng có thể sử dụng bảng điều khiển màn hình cảm ứng bên ngoài nhỏ hơn ở một bên. Phù hợp với dòng điện thoại thông minh Pixel gần đây, có một thanh camera chứa 3 cảm biến ở mặt sau, nhưng nó không nổi bật như ở các mẫu máy khác.
Google Pixel Fold được trang bị màn hình trong 5,8 inch, màn hình ngoài 7,6 inch. Smartphone được cung cấp sức mạnh bởi bộ xử lý Google Tensor G2 và được cho là có bản lề bền nhất trên thiết bị có thể gập lại.
Sản phẩm nặng khoảng 280g, sở hữu viên pin có thể hoạt động suốt 24 giờ liên tục hoặc 72 giờ nếu bật chế độ tiết kiệm pin.
Thông tin chi tiết về điện thoại thông minh sẽ được tiết lộ tại hội nghị các nhà phát triển Google I/O vào ngày 10/5. Điện thoại được bán với giá 1.700 USD (khoảng 39 triệu đồng).