Điểm tin Công nghệ 25/10: Chatbot Character.AI bị kiện vì khiến cậu bé 14 tuổi tự tử

Việt Báo (Tổng hợp)| 25/10/2024 06:00

Temu từng đối mặt với kiện cáo vì gian lận, "gài" khách hàng phần mềm gián điệp; Khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò chuyển tiền để lừa đảo

google-ai.jpg

- Chiến binh tốc độ Xiaomi 13T Pro hạ giá rẻ như rau, thấp hơn iPhone 12, so kè Galaxy S24 Ultra

Sở hữu hàng loạt trang bị mang đến hiệu năng mạnh như flagship, Xiaomi 13T Pro đang được xem là bom tấn hiệu năng có thể so kè ngang cơ Galaxy S24 Ultra nhưng bán với giá còn rẻ hơn cả iPhone 12.

Xiaomi 13T Pro là phiên bản quốc tế củaquái vật gaming giá rẻ Redmi K60 Ultra tại Trung Quốc. Chiếc smartphone này cung cấp mọi thứ hướng đến hiệu năng mạnh nhưng giá không quá cao.

Cuối tháng 10, chỉ với khoảng 12.19 triệu đồng, khách Việt đã có thể đập hộp Xiaomi 13T Pro. Ngay cả bản 512GB siêu khủng, mức giá chũng chỉ hơn 14 triệu đồng một chút và bằng phân nửa so với iPhone 16 mới. Tuy nhiên trang bị của Xiaomi 13T Pro lại hoàn toàn lấn lướt đối thủ.

Xiaomi 13T Pro được thiết kế cao cấp với thiết kế bo cong công thái học cùng mặt lưng bằng da cao cấp mang lại cảm giác cầm nắm thoải mái và ấm áp. Ở mặt trước có màn hình đục lỗ với các cạnh viền siêu mỏng và cân đối đem lại cảm giác đã mắt.

- Temu từng đối mặt với kiện cáo vì gian lận, "gài" khách hàng phần mềm gián điệp

Sàn thương mại điện tử Temu từng đối mặt với nhiều vụ kiện, cáo buộc vi phạm bản quyền, gian lận và rò rỉ thông tin khách hàng.

Shein, nhà bán lẻ thời trang lớn nhất Trung Quốc từng đâm đơn kiện đồng hương Temu, cáo buộc đối thủ này đánh cắp thiết kế, xây dựng đế chế bằng cách làm giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận.

Vụ kiện khởi động từ cuối tháng 8/2024 tại tòa án liên bang Washington, D.C. Trong đơn khiếu nại, Shein cáo buộc Temu, thuộc sở hữu của tập đoàn PDD Holdings, đang "ngụy trang" thành một thị trường trực tuyến hợp pháp, khi khuyến khích người bán trên sàn đánh cắp thiết kế từ các thương hiệu khác.

Trước lúc xảy ra lùm xùm với Shein, Temu phải đối mặt với một số vụ kiện tập thể từ người tiêu dùng. Khiếu nại được đệ trình tại tiểu bang Illinois hồi tháng 11/2023 bởi công ty luật Hagens Berman, thay mặt cho 7 nguyên đơn được nêu tên từ Illinois, California, Massachusetts và Virginia - cũng như những người khác nhưng không nêu tên.

Vụ kiện cáo buộc Temu vi phạm quyền riêng tư của khách hàng bằng cách thu thập dữ liệu cá nhân và sử dụng các hoạt động "lừa dối" và "vô đạo đức" để truy cập dữ liệu đó.

- Chatbot Character.AI bị kiện vì khiến cậu bé 14 tuổi tự tử

Một bà mẹ ở Florida, Mỹ đã kiện công ty khởi nghiệp chatbot AI Character.AI, cáo buộc công ty này khiến cậu con trai 14 tuổi của bà tự tử vào tháng 2.

Trong đơn kiện đệ trình vào ngày 22/10 tại tòa án liên bang Orlando, Florida, bà Megan Garcia cho biết Character.AI đã lập trình ra một chatbot "tự nhận mình là người thật, một nhà trị liệu tâm lý và người tình trưởng thành", dẫn đến việc con trai bà, Sewell Setzer, không còn muốn sống ở thế giới thực tại nữa.

Bà tố cáo chatbot của công ty mang lại "những trải nghiệm giống người, cường điệu hóa tình dục và thực tế đến mức đáng sợ".

Đơn kiện cũng cho biết Sewell Setzer đã bày tỏ ý định tự tử với chatbot, và chatbot đã liên tục nhắc lại ý định này.

Vụ kiện cũng nhắm vào Google, nơi những người sáng lập Character.AI đã làm việc trước khi ra mắt chatbot. Bà Garcia cho biết Google đã đóng góp rất nhiều vào quá trình phát triển công nghệ Character.AI đến mức có thể coi đây là "đồng sáng tạo".

Người phát ngôn của Google cho biết công ty không tham gia vào việc phát triển các sản phẩm của Character.AI.

20231124638364541049006498temu-4-1-1729671141584305660000.jpg

- Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam

Các sàn thương mại điện tử buộc phải đăng ký khi hoạt động, nhưng theo Đại diện Cục Thương mại điện tử & kinh tế số (Bộ Công Thương), sàn Temu vẫn chưa thực hiện quy định này, dù đã có app cho người dùng Việt mua bán.

Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Nhưng từ cuối tháng 9, người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt.

Trước đó, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết các sàn bán lẻ online xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam, phải đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thừa nhận thực tế vẫn có nền tảng chưa tuân thủ quy định này.

Hiện, Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số được giao rà soát đánh giá tác động về hoạt động của Temu tới thị trường trong nước.

- Khuyến cáo người dân cảnh giác với chiêu trò chuyển tiền để lừa đảo

Hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng dùng ứng dụng ngân hàng giả, tạo hóa đơn chuyển tiền giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân.

Hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng dùng ứng dụng ngân hàng giả, tạo hóa đơn chuyển tiền giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Tại cuộc họp về các vấn đề kinh tế-xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố tổ chức chiều 24/10, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công An Thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng cũng như đưa ra một số khuyến cáo cho người dân để tránh trở thành nạn nhân của chiêu lừa này.

Theo ông Nguyễn Thăng Long, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng và phát sinh một số diễn biến phức tạp. Qua công tác nghiệp vụ, Công an Thành phố ghi nhận nhiều đối tượng tội phạm liên quan lĩnh vực tài chính, ngân hàng tạo lập các trang web, ứng dụng, trang mạng xã hội mạo danh tổ chức ngân hàng và các tổ chức tài chính, đơn vị trung gian thanh toán.

Những đối tượng này sau đó tiếp cận nạn nhân bằng nhiều hình thức như chạy quảng cáo, phát tán tin nhắn mạo danh Ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng gọi điện thoại cho nạn nhân… và thực hiện kịch bản lừa đảo. Nội dung kịch bản lừa đảo liên tục thay đổi để đối phó với việc cơ quan chức năng thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo người dân.

Công an Thành phố cũng ghi nhận một số kịch bản lừa đảo thường được các đối tượng sử dụng như: mời nâng cấp thẻ tín dụng; vay tiền trực tuyến với thủ tục dễ dàng, lãi suất thấp; thông báo tài khoản ngân hàng phát sinh giao dịch đáng ngờ; hướng dẫn cập nhật sinh trắc học, thông tin tài khoản…

Theo Tổng hợp
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Điểm tin Công nghệ 25/10: Chatbot Character.AI bị kiện vì khiến cậu bé 14 tuổi tự tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO