- YouTube sẽ cho bạn biết đâu là video được tạo ra bằng AI
Phó Chủ tịch Quản lý Sản phẩm tại YouTube đã chia sẽ một số công cụ giúp nền tảng này phát hiện các nội dung do AI tạo ra.
Mới đây, trong một bài đăng trên blog, Jennifer Flannery O'Connor và Emily Moxley, Phó Chủ tịch Quản lý Sản phẩm tại YouTube đã chia sẻ một số công cụ giúp nền tảng này phát hiện các nội dung do AI tạo ra.
Cả hai cho biết YouTube vẫn đang ở giai đoạn đầu của việc triển khai. Hiện tại, họ đã chia sẻ một số cách khác nhau để nền tảng video sẽ phát hiện nội dung do AI tạo ra và đưa ra khuyến cáo cho người dùng về nội dung đó để họ có thể sử dụng nội dung một cách có trách nhiệm.
Phương pháp đầu tiên được YouTube áp dụng đó là yêu cầu người sáng tạo cung cấp thông tin nếu nội dung đó được tạo ra bằng AI. Điều này có nghĩa là nếu bất kỳ nội dung nào trong video được tạo bằng AI thì video đó sẽ được dán một lại nhãn hoàn toàn mới, giúp người dùng có thể xác định nội dụng nào được tạo ra bằng AI và nội dung nào không.
YouTube sẽ gửi đến người dùng thông báo nếu như họ đang xem một video do AI tạo ra. YouTube lưu ý rằng nếu bất kỳ công cụ AI nào được sử dụng trong video, nó sẽ phải được tiết lộ để giúp giảm thiểu khả năng lan truyền thông tin sai lệch và các vấn đề nghiêm trọng khác.
YouTube cho biết họ sẽ không chỉ dừng lại ở việc dán nhãn cho các video do AI tạo ra. Nền tảng này cho biết họ sẽ sử dụng thêm các công cụ phát hiện AI để giúp loại bỏ bất kỳ video nào chứa những nội dung vi phạm nguyên tắc cộng đồng.
Hơn nữa, các công cụ phát hiện AI trong tương lai của YouTube sẽ cho phép người dùng yêu cầu xóa nội dung được cho là vi phạm chính sách cộng đồng. Điều này sẽ được thực hiện thông qua quy trình yêu cầu quyền riêng tư, và YouTube cho biết không phải tất cả nội dung được gửi sẽ bị xóa nhưng sẽ được xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ít nhất YouTube đang thực hiện một số bước để giúp giảm thiểu rủi ro mà AI có thể gây ra về lâu dài.
- Meta cho phép người dùng trò chuyện với AI trong ứng dụng Facebook Messenger
Người dùng giờ đây đã có thể trò chuyện với bất kỳ AI khác trên chính ứng dụng Facebook Messenger. Hiện tại, tính năng này đang được cập nhật trên một số tài khoản của người dùng và có thể sẽ phát hành chính thức trong thời gian tới.
Tính năng chat với AI này chỉ dành cho người dùng ở khu vực Hoa Kỳ. Có thể trong thời gian sắp tới Meta sẽ phát hành tính năng thú vị này ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ hơn.
Hình ảnh chụp màn hình cho thấy tính năng chat với AI này hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác có thể cho người dùng lựa chọn. Có vẻ như phiên bản chat với AI này vẫn chưa được hoàn hiện nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế ví dụ như: Chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh, về phần kiến thức vẫn còn nhiều hạn chế.
- Các nhà quảng cáo lớn rời bỏ mạng xã hội X
Một loạt thương hiệu nổi tiếng đã dừng quảng cáo trên mạng xã hội X vào hôm 17/11, giáng một đòn nặng nề vào danh tiếng công ty truyền thông xã hội của tỷ phú Elon Musk.
Cuộc “nổi dậy” của các nhà quảng cáo trên X gồm có những công ty truyền thông lớn nhất thế giới, như Disney, Paramount, NBCUniversal, Comcast, Lionsgate và Warner Bros. Discovery.
Theo Axios, tập đoàn Apple cũng đã rời bỏ nền tảng từng được gọi là Twitter này.
Tốc độ và quy mô rút tiền quảng cáo nhanh chóng mặt khỏi X diễn ra trong bối cảnh làn sóng phản ứng dữ dội đối với ông Musk ngày càng gia tăng, vì ông đã lên tiếng tán thành những tư tưởng cực đoan.
Tình trạng đó đã đặt ra mối nghi ngờ mới về tương lai của X. Ông Musk và Giám đốc điều hành Linda Yaccarino đã cam kết công ty sẽ có lãi trở lại vào đầu năm tới.
Động thái tạm dừng quảng cáo trên X của các công ty lớn trên nối tiếp quyết định của tập đoàn IBM hôm 16/11.
- Nhật Bản tìm cách thu thuế tiêu dùng đối với công ty công nghệ nước ngoài
Nhật Bản đang lên kế hoạch nhằm thu thuế tiêu dùng đối với các trò chơi trực tuyến và các ứng dụng di động do các công ty nước ngoài phát hành tại Nhật Bản thông qua các nhà khai thác nền tảng.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, đây là bước đi nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng đối với các nhà phát triển ứng dụng trong nước.
Trong báo cáo công bố ngày 14/11, một hội đồng chuyên gia thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ sớm giới thiệu một hệ thống mới tương tự hệ thống được sử dụng ở châu Âu và các quốc gia khác nhằm truy thu thuế tiêu dùng từ các nhà khai thác nền tảng như Google và Apple.
Theo hệ thống thuế hiện hành của Nhật Bản, các công ty ứng dụng và trò chơi có trách nhiệm tự nộp thuế tiêu thụ cho việc bán ứng dụng.
- Bộ phận tài chính hãng Toyota bị tấn công mã độc, đòi tiền chuộc 8 triệu USD
Toyota Financial Services – công ty con của Toyota, vừa chính thức công bố bị tin tặc tấn công và đang nỗ lực khôi phục hệ thống hoạt động trở lại.
Toyota Financial Services (TFS) đã chính thức xác nhận việc phát hiện “hoạt động xâm nhập trái phép trên các hệ thống” của mình ở một số địa điểm hạn chế.
Để đối phó với sự cố bảo mật, công ty đã đưa các hệ thống bị ảnh hưởng sang trạng thái ngoại tuyến và mở một cuộc điều tra với sự trợ giúp của cơ quan thực thi pháp luật.
TFS là bộ phận tài chính của hãng ô tô Toyota (Nhật Bản). Đây là công ty con của Toyota cung cấp nhiều dịch vụ tài chính cho khách hàng và đại lý của Toyota trên toàn thế giới.
TFS cung cấp nhiều sản phẩm tài chính khác nhau, bao gồm các giải pháp cho vay mua ô tô, cho thuê và bảo hiểm. Các dịch vụ do Dịch vụ Tài chính Toyota cung cấp có thể khác nhau tùy theo khu vực và khách hàng có thể truy cập các dịch vụ này thông qua các đại lý Toyota hoặc nền tảng trực tuyến.
Ngày 16/11, nhóm tin tặc Medusa đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công và đe dọa sẽ rò rỉ dữ liệu đánh cắp nếu TFS không trả tiền chuộc.