Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, dù thành phố chỉ đạo quyết liệt tiêm chủng nhưng tiến độ còn chậm, người dân hưởng ứng thấp một phần do tâm lý chủ quan, đánh giá thấp sự nguy hiểm của Covid-19.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội dự báo, dịch trên địa bàn thành phố đã bước vào "giai đoạn thoái trào", tuy nhiên khó kết thúc sớm; hệ thống y tế dần trở về trạng thái bình thường mới.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, dù thực hiện "bình thường mới" nhưng không được chủ quan, nhất là khi một số biến thể mới vẫn đang được phát hiện, lây lan.
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong những tháng đầu năm có nhiều tín hiệu khởi sắc, tích cực, thể hiện "sức bật" của các ngành kinh tế trọng yếu.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh, Thường trực Thành ủy thống nhất sẽ cho mở thêm một số dịch vụ nữa để phục vụ phục hồi sản xuất kinh doanh.
Hà Nội yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường hơn nữa trách nhiệm theo thẩm quyền, đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; khắc phục việc áp dụng quy định chống dịch gây ảnh hưởng, bức xúc cho dân.
Dù không công bố cấp độ dịch đối với 579 xã, phường; "mở toang" các hoạt động, dịch vụ và khẳng định "đã kiểm soát được dịch" nhưng Hà Nội vẫn chưa cho karaoke, spa, massage… hoạt động trở lại.
Những ngày qua, không khó để bắt gặp những hình ảnh quá đỗi quen thuộc với người dân Hà Nội. Đường phố bắt đầu đông đúc, ùn ứ; hàng quán nhộn nhịp tới đêm khuya… "báo hiệu" về một trạng thái mới.
Ở giai đoạn "thích ứng an toàn, linh hoạt", nhiều tỉnh, thành phố đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, gồm karaoke, massage, spa… hoạt động trở lại nhưng có nơi vẫn "án binh bất động".
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau mấy tuần bình quân ghi nhận 30.000 - 31.000 ca/ngày, các ca mắc đã có dấu hiệu giảm và thành phố có lẽ bắt đầu qua đỉnh dịch.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã chấp thuận đề xuất giảm 15% tần suất vận hành của các tuyến buýt trợ giá trên địa bàn thành phố do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Tuần vừa qua, do chưa được UBND TP Hà Nội công bố cấp độ dịch nên nhiều địa phương tiếp tục áp dụng cấp độ dịch của tuần trước đó, ban hành vào ngày 5/3.
Theo quy trình mới, sau 7 ngày bị xác định là F0, người dân sẽ được cơ quan y tế Hà Nội cấp giấy xác nhận khỏi bệnh, giấy kết thúc cách ly và giấy chứng nhận nghỉ việc hường BHXH, nếu âm tính.
Bí thư Hà Nội chỉ đạo thành phố đánh giá tình hình dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời; rà soát, chuẩn bị nâng cấp hệ thống điều trị để không bị động nếu dịch diễn biến phức tạp hơn và kéo dài.
Bí thư Hà Nội khẳng định, thành phố luôn dành sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên đối với lĩnh vực giáo dục; coi phát triển giáo dục, đưa học sinh trở lại trường là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Trong bối cảnh số ca F0 liên tục "lập đỉnh" mỗi ngày đã khiến 326/579 (chiếm tỷ lệ khoảng 56%) xã, phường, thị trấn ở Hà Nội có dịch ở cấp độ 3 (tức vùng cam).
Tự test nhanh dương tính, chị Nguyễn Ngọc Hoa (Hà Nội) vội đến cơ quan y tế làm mọi thủ tục rồi về nhà. Sau 10 ngày, chị vẫn chưa nhận được quyết định cách ly từ phường còn bản thân thì đã khỏi bệnh.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các chuyên gia đánh giá, trong thời gian tới, số ca mắc vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa, tùy vào biện pháp phòng, chống dịch.
Nhận định số ca mắc tăng nhanh đang ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, UBND TP Hà Nội đã ban hành công điện hỏa tốc trấn an người dân.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết, Sở sẽ sớm có văn bản đề xuất cho học sinh lớp 1-6 ở 12 quận đến trường từ tháng 3, nếu được UBND TP Hà Nội cho phép.
Nhiều cán bộ tại các quận, huyện ở Hà Nội chia sẻ, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, nếu các quán karaoke, spa, massage… ở "vùng xanh" tự ý hoạt động trở lại thì họ không có căn cứ pháp lý để xử phạt.
Từ ngày 18/2, ở cấp xã, phường, thị trần, Hà Nội chỉ còn lại có 499 địa phương có dịch ở cấp độ 1 (tức vùng xanh) và 80 địa phương cấp độ 2 (tăng 37 so với tuần trước).