Dev là nghề gì? Làm dev là gì? Những điều bạn chưa biết về nghề developer?

03/03/2024 08:59

Dev là nghề gì? Nếu bạn đã không ít lần nghe đến khái niệm “dev” nhưng chưa biết nghề dev là gì, công việc dev là gì thì bài viết này là dành cho bạn nhé.

Dev là nghề gì?

Đầu tiên chúng ta hãy đi từ định nghĩa để hiểu dev là nghề gì, làm dev là gì nhé?

"Dev" là một từ viết tắt của "developer" trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm. Người làm nghề "dev" có thể được gọi là nhà phát triển hoặc lập trình viên. Nghề nghiệp này đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng vững về lập trình và phát triển phần mềm. Để dễ hiểu, có thể nói rằng những Developer (hay gọi là “Dev”) chính là người chỉ đạo và biên dịch mã lập trình để tạo ra các ứng dụng phần mềm hoàn thiện nhất.

Làm dev là làm gì? Công việc dev là gì?

Để có hình dung rõ hơn dev là nghề gì thì chúng ta hãy khám phá mô tả công việc chung của họ.

Nhìn chung, nhiệm vụ của một Developer là sáng tạo các ứng dụng phần mềm mới cho tổ chức hoặc khách hàng. Vị trí lập trình viên này thường đòi hỏi kiến thức và kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm lập trình web, quản lý cơ sở dữ liệu, phát triển hệ thống, lập trình di động và phát triển trò chơi. Các nhiệm vụ mà một Developer phải thực hiện bao gồm:

  • Khắc phục sự cố và cải thiện ứng dụng hiện có.
  • Thiết kế một kiến trúc mới cho các ứng dụng chính.
  • Tối ưu hóa hiệu suất tính toán của máy tính.
  • Tiến hành nghiên cứu và phát triển các nền tảng công nghệ tiên tiến.
/upload/images/anh-link/dev-la-nghe-gi-lam-dev-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-nghe-developer-02.jpg

Những vị trí công việc phổ biến của nghề Dev là gì?

Chắc hẳn khi đặt câu hỏi “dev là nghề gì” thì bạn cũng sẽ tò mò muốn biết những vị trí công việc cụ thể của nghề này. Dưới đây là những vị trí chuyên môn phổ biến của Developer:

Front-End Developer

Trong những năm gần đây, vai trò của Front-end Developer đã trở nên phức tạp hơn khi họ phải cân nhắc và kết hợp nhiều yếu tố đa dạng: tính năng, cấu trúc và thẩm mỹ của giao diện. Điều này không chỉ yêu cầu họ tạo ra giao diện tối ưu mà còn đảm bảo khả năng hiển thị đồng nhất trên nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, và máy tính cá nhân.

Front-End Developer thường làm việc với nhiều ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như HTML, CSS và JavaScript, để định rõ cấu trúc và hoạt động của các ứng dụng và phần mềm.

Back-End Developer

Nếu Front-end Developer là người xây dựng “bề ngoài” của một ngôi nhà, thì Back-end Developer chịu trách nhiệm về hệ thống cơ sở, dây điện và các kết nối bên trong. Họ là những người xây dựng cách mà một ứng dụng hoặc phần mềm hoạt động.

Công việc của Back-end Developer thường tập trung vào hai khía cạnh chính: máy chủ và cơ sở dữ liệu. Trong khi cơ sở dữ liệu chứa toàn bộ thông tin (như hồ sơ người dùng và danh sách sản phẩm), máy chủ chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu từ phía người dùng.

Back-end Developer tương tác trực tiếp với dữ liệu, tích hợp ứng dụng, API và các quy trình back-end khác. Vai trò này đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu rộng và sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình back-end khác nhau.

Full Stack Developer

Như cái tên Fullstack, họ có khả năng thực hiện cả công việc của Front-end Developer và Back-end Developer. Họ có thể linh hoạt chuyển đổi vai trò dựa trên nhu cầu, và đặc biệt là có khả năng thực hiện cả hai vai trò khi cần thiết.

Khi đảm nhiệm cả hai khía cạnh công việc, họ phải đảm bảo tích hợp mạnh mẽ giữa yếu tố front-end và back-end trong một hệ thống hoạt động. Khi người dùng tương tác với một tính năng trên giao diện ứng dụng, giao diện đó sẽ tự động đáp ứng mọi yêu cầu mà họ đặt ra.

Mobile Developer

Các Mobile Developer (Nhà phát triển ứng dụng di động) là những chuyên gia trong việc tạo ra phần mềm và ứng dụng dành riêng cho các thiết bị di động. Các nhà phát triển trong lĩnh vực này phải xây dựng các ứng dụng tương thích với hai nền tảng quan trọng là Android và iOS, mỗi nền tảng có những đặc điểm riêng biệt.

Theo dữ liệu từ Statista, chỉ trong năm 2021, đã có 230 tỷ lượt tải các ứng dụng lên thiết bị di động. Con số này thể hiện mức độ phổ biến và cần thiết của vị trí Mobile Developer trong thị trường công nghệ, cũng như nhu cầu không ngừng tăng của các doanh nghiệp muốn có ứng dụng riêng.

Để trở thành một Mobile Developer, bạn cần phải thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến dành cho thiết bị di động, như Swift, C#, và Java.

Nguồn, MXH

Bài liên quan
  • Tiến sĩ công nghệ thông tin viết sách du lịch
    Là một chuyên gia, nhà quản lý, nhà sư phạm về CNTT, nhưng ở tuổi 75, tiến sĩ Nguyễn Chí Công vừa cho ra mắt hai tập sách giới thiệu các điểm đến du lịch quanh Hà Nội rất công phu.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Dev là nghề gì? Làm dev là gì? Những điều bạn chưa biết về nghề developer?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO