Đến Cố đô xem lễ hội Diều Huế năm 2022

Hải Vân| 13/04/2022 19:28

Nhìn những cánh diều lượn trên bầu trời, du khách được chiêm ngưỡng những họa phẩm biết bay làm cho tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhàng sau những giờ làm việc căng thẳng...

Ngày 13/4, thông tin từ Trung Tâm Festival Huế, lễ hội Diều Huế 2022 sẽ được tổ chức với các hoạt động trình diễn nghệ thuật thả diều, trưng bày và trải nghiệm làm diều Huế trong khuôn khổ Festival Huế 2022.

Lễ hội Diều Huế 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 16/4 đến ngày 23/4. Lễ hội được khai mạc lúc 9h ngày 16/4 tại công viên Tứ Tượng.

Đến Cố đô xem lễ hội Diều Huế năm 2022 - 1

Lễ hội Diều Huế trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019

Hơn 80 con diều với các chủng loại diều truyền thống như rồng, phượng, chim công, bướm, én, quạ, diều hâu, gà trống, cá vàng... có sải cánh từ 1,5m đến 3m chiều dài, đặc biệt diều rồng dài 50m sẽ được trưng bày tại công viên Tứ Tượng. Ở khu vực này sẽ thuận tiện cho du khách và người dân đi dạo đường Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu thưởng lãm.

Ngoài ra, còn có hoạt động trải nghiệm làm diều diễn ra buổi sáng 9h - 11h, buổi chiều 14h - 16h phục vụ học sinh, thiếu nhi và các du khách muốn quay trở lại tuổi thơ.

Hoạt động thả diều “Những cánh bay Việt Nam” sẽ được tổ chức tại 2 khu vực rộng rãi, quang đãng ở Phu Văn Lâu và Quảng trường Ngọ Môn vào các buổi chiều (từ 14h - 17h) với sự tham gia của các CLB diều khắp 3 miền cùng du khách, người dân quanh vùng.

Tất cả hứa hẹn sẽ tạo nên một bức tranh sắc màu rộn ràng, tươi vui, tràn ngập sức sống, góp phần làm cho Huế trở nên đẹp hơn, sinh động hơn hướng đến Tuần lễ Festival Huế 2022 “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam” được tổ chức nhằm quảng bá, bảo tồn nghệ thuật làm diều và thả diều Huế, đồng thời thu hút du khách, tạo sân chơi và cơ hội thưởng lãm cho những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật trên không.

Ngoài tác dụng trang trí và là thú vui tao nhã của mọi lứa tuổi, trong tâm thức của người Việt, thả diều hàm chứa ý nghĩa tâm linh, khát vọng về cuộc sống nhàn hạ, ấm no, hạnh phúc. Từ thời xa xưa đã có các cuộc thi diều do nhà vua tổ chức, vậy nên các hoa văn và họa tiết trên diều Huế ít nhiều ảnh hưởng tính chất cung đình. Mỗi cánh diều Huế là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết hợp của toán học, vật lý, hội họa, thẩm mỹ, nghệ thuật tạo hình cùng kinh nghiệm lâu đời.

Các loại diều Huế được làm ra đều có ý nghĩa riêng, phục vụ mục đích riêng, người nghệ nhân thổi hồn vào những vật liệu tre nứa, vải giấy, chỉ sợi... mô phỏng dáng dấp của các loài chim, thú, bướm hoa..., từ đó tạo nên muôn loài diều màu sắc rực rỡ mà kết cấu đơn giản, phục vụ thú chơi thường nhật của đa số người dân. Cao cấp hơn có các loại diều linh vật như rồng, công, phượng, kỳ lân… với cấu trúc, hình khối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao về tạo hình, óc sáng tạo và kinh nghiệm phong phú, đây là các tác phẩm nghệ thuật giá trị có ý nghĩa và trong biểu diễn và sưu tầm.

Đến Cố đô xem lễ hội Diều Huế năm 2022 - 2

Các con diều nhiều màu sắc

“Nghệ nhân diều Huế không chỉ thả những con diều lên không trung mặc cho nó bay lượn, mà còn chú trọng vào chủ đề và nghệ thuật biểu diễn, họ truyền sự sống vào cánh diều và gửi gắm bao ước mơ khát vọng với cuộc đời. Nhìn những cánh diều lượn trên bầu trời, ta được chiêm ngưỡng những họa phẩm biết bay làm tâm hồn ta trở nên thư thái, nhẹ nhàng sau những giờ làm việc căng thẳng”, Trung Tâm Festival Huế thông tin.

Theo tcdulichtphcm.vn
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/den-co-do-xem-le-hoi-dieu-hue-nam-2022-c9a29565.html
Copy Link
https://tcdulichtphcm.vn/le-hoi/den-co-do-xem-le-hoi-dieu-hue-nam-2022-c9a29565.html
    • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
      Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
    • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
      Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
    • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
      Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
    • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
      Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
    • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
      Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
    • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
      Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Đến Cố đô xem lễ hội Diều Huế năm 2022
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO