Đêm lo lắng của người Việt ở Hàn Quốc

04/12/2024 21:45

Người Việt đang học tập và làm việc ở Hàn Quốc cảm thấy lo lắng với những biến động kinh tế khi chứng kiến sự kiện thiết quân luật vừa diễn ra ở nước này.

"Tôi làm ca đêm tại một nhà hàng và khi ấy thấy người Hàn Quốc ai cũng tập trung xem thời sự. Mọi người bàn tán xôn xao và tôi cảm nhận có gì đó bất ổn", anh Nam Tuấn, du học sinh diện vừa học vừa làm ở Seoul, chia sẻ với Báo điện tử VTC News.

Anh Tuấn cho biết thêm: "Khi hay tin Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật, tôi thực sự lo lắng. Tôi sợ trường hợp ngoài ý muốn xảy ra khiến tôi không thể tiếp tục ở lại Hàn Quốc để làm việc".

Chị Ngọc Bích, chuyên viên một hãng mỹ phẩm ở Seoul, cho hay: "Tối qua tôi ở nhà nhưng có thể cảm nhận được tình hình căng thẳng. Ngoài đường nhiều xe cảnh sát hơn thường ngày, có cả xe tăng và nghe rõ tiếng trực thăng trên bầu trời".

Người dân tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật. (Ảnh: Reuters)
Người dân tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật. (Ảnh: Reuters)

Theo Yonhap, tối 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-yeol gây bất ngờ khi ban bố thiết quân luật từ 23h cùng ngày. Ông chỉ trích phe đối lập, bên chiếm thế đa số ở Quốc hội, "chống phá nhà nước", cho rằng họ làm tê liệt hoạt động tư pháp và hành pháp bằng các hoạt động luận tội công tố viên và quan chức gần đây, làm suy yếu các chức năng cơ bản của nhà nước khi cắt giảm ngân sách.

Hàng trăm người biểu tình tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc bất chấp thời tiết giá lạnh để đối đầu với lực lượng an ninh. Bên trong, 190 nghị sĩ họp khẩn và bỏ phiếu thông qua việc chặn tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol. Khoảng 30 phút sau đó, ông Yoon tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật.

"Tình hình dường như đã hạ nhiệt. Sáng nay, mọi người vẫn đi làm bình thường, giao thông không bị gián đoạn. Chỉ là ai cũng có vẻ mệt mỏi, có thể do trải qua một đêm ít ngủ", chị Ngọc Bích chia sẻ.

Ở thành phố cảng Busan, anh Hoàng Hữu cho biết sự kiện nhận được quan tâm lớn từ dư luận nhưng tình hình không quá căng thẳng. "Điều tôi lo nhất lúc này là đồng won trượt giá thê thảm", anh Hữu nói.

Anh Hoàng Hữu cho biết trước thời điểm công bố thiết quân luật, 1.000 won quy đổi được 18.400 đồng, nhưng đến sáng hôm nay (4/12) chỉ còn khoảng 17.800 đồng.

"Đồng won mất giá không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt bên Hàn Quốc, nhưng sắp đến Tết rồi, tôi cũng như các lao động người Việt khác muốn gửi tiền về mua quà hay sắm sửa đều cảm thấy lo lắng, buồn phiền", anh Hữu nói.

Anh Nam Tuấn cho biết, trường hợp du học sinh vừa học vừa làm thì thu nhập mỗi tháng khoảng 2 - 2,5 triệu won. Trước đây, số tiền này quy đổi được khoảng 36,8 - 46 triệu đồng, nhưng đến sáng 4/12 chỉ còn khoảng 35,6 - 44,5 triệu đồng. Nếu trừ tiền sinh hoạt và một số khoản chi phí khác, số tiền lao động gửi về Việt Nam sẽ giảm đi đáng kể.

"Chúng tôi để sang Hàn Quốc du học hay làm việc đều phải tốn rất nhiều chi phí. Mục đích chính cũng chỉ là lao động và gửi tiền cho gia đình. Vì vậy, đồng won mất giá mạnh khiến chúng tôi buồn và chán nản", anh Tuấn chia sẻ.

Hoa Vũ
Theo vtcnews.vn
https://vtcnews.vn/dem-lo-lang-cua-nguoi-viet-o-han-quoc-ar911345.html
Copy Link
https://vtcnews.vn/dem-lo-lang-cua-nguoi-viet-o-han-quoc-ar911345.html
Bài liên quan
  • Tổng thống Mỹ chọn một phụ nữ gốc Việt đứng đầu cơ quan kiểm soát tiền ảo
    Bà Caroline Pham được chọn làm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai (CFTC) - cơ quan kiểm soát tiền ảo tại Mỹ, thay thế ông Rostin Behnam, người đã từ chức Chủ tịch CFTC từ ngày 20/1.
  • Kiều hối tại Đồng Tháp đạt khoảng 1.800 tỷ đồng
    Ngày 21/1, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp mặt kiều bào mừng Xuân quê hương năm 2025.
  • 75 năm quan hệ Việt - Nga: Góc nhỏ Việt Nam nơi thủ phủ vùng Ural nước Nga
    Góc nhỏ Việt Nam nơi thủ phủ Ekaterinburg, vùng Ural nước Nga, không chỉ tái hiện truyền thống văn hóa Việt mà còn là cầu nối bền chặt của tình hữu nghị Nga-Việt. Qua phòng trưng bày “Việt Nam - Đất nước - Con người,” những giá trị lịch sử, văn hóa và tình cảm gắn bó suốt 75 năm quan hệ giữa hai nước được khắc ghi trọn vẹn.
  • Kiều bào và những hy vọng về một mùa Xuân mới của đất nước
    Xuân Quê hương là sự kiện đặc biệt, nơi những người con xa xứ trở về Tổ quốc, hòa mình vào dòng chảy của đất nước, và cảm nhận sâu sắc hơi thở quê hương trong từng nốt nhạc, sắc hoa ngày Tết. Với kiều bào, đây không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là khoảnh khắc để kết nối tâm hồn với nguồn cội, để thấy mình thuộc về một cộng đồng lớn mạnh và đầy tình yêu thương.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
    Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Séc, chiều 19/1, giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới thăm gia đình Việt kiều tiêu biểu: gia đình ông Hoàng Đình Thắng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
  • Thủ tướng thăm các trung tâm thương mại của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc
    Tối 19/1, giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Trung tâm thương mại Sapa và Trung tâm thương mại Tamda - 2 Trung tâm thương mại do người Việt Nam đầu tư tại Cộng hòa Séc.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đêm lo lắng của người Việt ở Hàn Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO