Để vợ chồng không cãi nhau mùa bão giá

Hà Chi| 27/06/2022 11:37

Quản lý chi tiêu mùa bão giá thật là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Bước qua dịch bệnh, nhà nhà lại đối diện với “bão” xăng tăng, giá cả tăng, kinh tế khó càng thêm khó. Không ít gia đình rơi vào cảnh vợ chồng cãi vã về tiền bạc. Làm thế nào để cân đối và kiểm soát tốt tình hình chi tiêu trong bối cảnh hiện tại? Chỉ cần chút thông minh, biết tính toán bạn vẫn có thể xoay sở tốt cho gia đình mình.

Dù giá cả thi nhau leo thang, nếu bạn là tay hòm chìa khóa tốt thì mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Những cách làm của cánh chị em phụ nữ “điểm 10 nội tướng” sau sẽ giúp gia đình bạn tránh bị bão giá quét qua và làm vợ chồng lục đục.

Thảo luận về tài chính: Hãy trao đổi với nhau tình hình thực tại của gia đình – nguồn thu nhập đến từ những phía nào, ai là trụ cột, khó khăn chung lúc này là gì… Nếu bạn đang thất nghiệp cũng nên bày tỏ quan điểm của mình, yêu cầu nửa kia tôn trọng những quyết định chi tiêu tài chính nếu bạn giữ tay hòm chìa khóa. Cả hai nên bàn bạc cùng nhau rõ ràng về mọi chuyện và tìm cách tháo gỡ, đồng hành cùng nhau.

quan-ly-tai-chinh-gia-dinh.jpeg
Cùng nhau thảo luận về tài chính sẽ giúp bạn dễ cùng nhau vượt qua cơn bão giá hơn.

Thành thực về thu nhập hiện tại: Đừng giấu diếm nếu một trong hai vợ chồng đang mắc nợ hoặc số tiền kiếm được có thể không nhiều. Tài chính sẽ tốt hơn nếu cả hai có tiếng nói chung. Vì vậy, kể cả khi bạn thất nghiệp hoặc đang là thu nhập chính, hãy thành thực về tình hình khả năng tài chính của bản thân cùng những đóng góp cho gia đình.

Trả hết các khoản nợ: Đa phần các cặp đôi cãi nhau bởi những khoản nợ xung quanh đang vây bủa. Hãy thanh toán các khoản nợ này một cách sớm nhất. Chỉ khi giải quyết nợ nần xong xuôi, bạn mới có thể thoải mái cho việc chăm chút tài chính, mở rộng thu nhập của gia đình.

how-to-stop-fighting-about-money-1280x960.jpg
Bạn biết không, những khoản nợ là nguyên nhân khiến rất nhiều cặp đôi cãi vã nhau.

Mở tài khoản chung:Cả hai vợ chồng nên có tài khoản chung để cùng sử dụng cho chi phí, sinh hoạt chung và đầu tư vào những kênh sinh lời khác. Trong tài khoản chung ấy, cả hai nên hỏi ý kiến của nhau khi cần quyết định những vấn đề lớn.

Tham khảo các cơ hội kiếm thêm: Thật sự sẽ giảm khó khăn nhiều hơn nếu bạn tìm được công việc tốt và thu nhập đến từ hai phía. Bạn nên tìm cách mở rộng thu nhập của mình bằng nhiều nguồn, không phải chỉ đợi nguồn thu nhập duy nhất đến từ lương. Có những dự án sẽ cần đầu tư, chính vì vậy bên cạnh khoản chi phí chung cho sinh hoạt gia đình còn cần một tài khoản chung để đầu tư hay thực hiện kế hoạch kinh doanh nào đó khi cần thiết.

3stopworryingcreditshutterstockcom.jpg
Phân chia ngân sách hợp lý là cách các bà nội trợ đang cùng nhau vượt qua bão giá.

Phân chia ngân sách: Hãy chia nhỏ từng hạng mục: 10% cho tiết kiệm; 35% cho căn nhà; 15% trả nợ nếu có; 15% đối với bảo hiểm, chi phí đi lại…; 25% cho phí sinh hoạt như các mặt hàng tạp hóa, giải trí. Có bảng ngân sách cụ thể, bạn sẽ xem xét đúng tình huống của mình hơn.

Theo dõi chi phí: Cứ 3 tháng một lần, bạn cần để ý theo dõi chi phí và rút ra một ngân sách chung cho các khoản cần chi, đặt ra những kế hoạch lớn cũng như xem xét tổng thu nhập. Nếu không xem xét lại thu – chi, bạn rất dễ nhầm lẫn và mất kiểm soát tình hình.

Gửi tiền tiết kiệm: Chọn ngân hàng có lãi suất cao và để dành một số tiền mặt trong đó. Đây là quỹ dự phòng cho cả gia đình khi có việc cần thiết có thể xảy ra.

1657193.jpg
Nấu ăn tại nhà giúp bạn giảm chi phí đáng kể hàng tháng thay vì ăn ngoài.

Nấu ăn: Khi đi mua sắm các nguyên liệu tươi và nấu ăn tại nhà, chi phí sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể. Hãy chuẩn bị danh sách cho cả tuần và làm theo nó một cách đều đặn.

Tránh xa những nhu cầu không cần thiết: Những nhu cầu mua sắm không cần thiết sẽ khiến bạn tốn chi phí vô ích. Trang phục hàng hiệu hoặc những thiết bị công nghệ số hiện đại hấp dẫn thật nhưng nếu không cần thiết, bạn hãy tiết kiệm.

12e07f08fa21397f6030.jpg
Hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết cũng giúp giảm chi phí đáng kể hàng tháng.

Thảo luận về những kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn: cần có những kế hoạch lâu dài nào bạn phải thực hiện? Mua nhà, xây nhà,… Đây là những kế hoạch dài hạn cần nhiều chi phí. Lên kế hoạch cùng nhau bạn sẽ thống nhất được mục tiêu chung và bắt tay thực hiện.

Tiền trợ cấp ngân sách cho con: Tiền cho trẻ chiếm khoản không nhỏ trong ngân sách. Hãy giúp trẻ tạo ra một ngân sách trợ cấp. Chỉ định một tỷ lệ phần trăm nhất định trợ cấp mỗi tuần cho các khu vực ngân sách khác nhau. Ví dụ, 60% phụ cấp tiết kiệm, 20% cho quà tặng và 20% cho những chi tiêu mà trẻ muốn. Hỗ trợ trẻ trong việc phân tích ngân sách của mình và đưa ra đề nghị với số tiền cho từng khu vực. Cho trẻ một dụng cụ giữ tiền để trẻ cất tiền cho mỗi một phần của ngân sách.

slide5.jpg
Nhiều gia đình tốn khá nhiều chi phí cho việc mua đồ chơi cho trẻ.

Trò chơi cho trẻ: Nhiều gia đình tốn khá nhiều chi phí cho việc mua đồ chơi cho trẻ và sau đó xếp xó. Hãy biến những đồ chơi cũ thành đồ chơi mới chỉ cần một chút thông minh và khéo tay. Những đĩa nhạc cũ bạn nghĩ sẽ vứt đi nhưng chúng có thể là đồ chơi cho trẻ. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, sao bạn không xin đồ chơi từ những người thân quen có con đã lớn hơn. Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể mua đồ chơi mới cho trẻ và xem đó như phần thưởng để khích lệ trẻ.

Bão giá đang quét qua các gia đình nhưng nếu có kế hoạch chi tiêu hợp lý, các bước kiểm soát tài chính thông minh, bạn và gia đình vẫn vượt qua được. Đừng quên bỏ túi những kinh nghiệm trên nhé!

Bài liên quan
  • Dân công sở quay cuồng cùng bão giá
    Xăng lại bước vào đợt tăng giá mới kéo theo loạt hàng hóa được đà “té nước theo mưa”, tăng theo trên mọi mặt trận. Không chỉ người dân lao động phổ thông kêu trời, dân công sở cũng quay cuồng không kém trong cơn bão giá.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Để vợ chồng không cãi nhau mùa bão giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO