Để trở thành người viết - cẩm nang mới vào nghề dành cho các bạn trẻ

Bạch Diệp| 11/06/2021 14:22

Việt BáoViết là một quá trình sản sinh chữ viết không ngừng nghỉ, người ta chỉ cầm bút khi thực sự muốn dấn thân và mong muốn đem đến những điều tốt đẹp cho xã hội. Qúa trình viết là một quá trình lâu dài và mất nhiều thời gian để tạo nên những trang sách có giá trị.

Hành trình viết văn nhiều chông gai thử thách

Viết văn đã trở thành một niềm đam mê bất tận cho những người thích đọc sách, với nhiều người viết là một cách để giải phóng bản thân, truyền đi năng lượng tư duy tích cực cho chính mình để học tập và hoạt động tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể viết tốt và viết hay mà viết phải trải qua một quá trình rèn luyện bền bỉ lâu dài, khi chúng ta viết được những dòng tâm sự của mình, nói lên chính kiến và suy nghĩ của chính mình chính là lúc chúng ta trưởng thành và đang dần nhanh nhạy với thời cuộc.

Viết là một quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ từ cách đặt tiêu đề đến phần ráp nội dung cho văn bản và phần kết cho tác phẩm. Tất cả đều là quá trình thai nghén theo thời gian bởi những ý tưởng trào dâng không ngừng nghỉ và những suy nghĩ được lắp ghép một cách cẩn thận, logic.

Để trở thành người viết - cẩm nang mới vào nghề dành cho các bạn trẻ-1Minh họa cuốn Để trở thành người viết

Một cuốn sách đầy thú vị và hấp dẫn

Cuốn sách được chia thành 5 phần, mỗi phần là một chủ đề riêng để bạn đọc dễ dàng theo dõi, và học hỏi cách viết và cách gỡ rối các bế tắc từ các chuyên gia, nhà văn.

Phần 1: Để trở thành người viết. Phần này hướng dẫn mỗi người cần phải chuẩn bị những bước căn bản để trở thành người viết. Bước đầu tiên đó là đọc đọc thật nhiều, đọc tất cả những gì có được, chọn lọc các ý viết thành khung thành dàn sau đó dựa vào dàn bài để viết.

Chương 2: Viết bằng cách nào và bằng cái gì? Ở chương này, tác giả chỉ cho chúng ta cách viết và cách bắt tay vào công việc. Việc viết lách rất quan trọng vì nó sử dụng tư duy ngôn ngữ để diễn đạt điều mình mong muốn trong câu chuyện của mình, hơn nữa mỗi câu chuyện được viết ra sẽ là một thông điệp tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

Chương 3: Vì sao thất bại? Và chúng ta nên làm gì khi bị bí ý tưởng. Không phải nhà văn nào cũng suôn sẻ trong việc viết lách, sẽ có những lúc chúng ta bị bí ý tưởng trang giấy trắng hay màn hình máy tính trở thành pháp trường trắng khiến chúng ta không thể cầm bút nổi. Chính vì thế mỗi chúng ta phải tìm ra giải pháp cho việc bí ý tưởng để nó không còn trở thành nỗi ám ảnh cho mỗi nhà văn, bởi khi bí ý tưởng, tác phẩm không ra đời, nhà văn cạn suy nghĩ thì đó là một thất bại lớn khiến cho những người cầm bút cảm thấy chán nản mệt mỏi.

Để trở thành người viết - cẩm nang mới vào nghề dành cho các bạn trẻ-2Minh họa cuốn Để trở thành người viết

Chương 4: Viết sao cho hay, nghệ thuật tìm kiếm câu từ phù hợp. Viết lách là một quá trình lâu dài cần thời gian và tư duy. Nhà văn phải là người trau chuốt câu văn chữ nghĩa để tác phẩm đi vào lòng người, nhân vật nhà văn tạo ra phải thật sống động và thực tế có như vậy độc giả mới tìm đến nhà văn để học hỏi và để bước vào thế giới phiêu lưu mới do nhà văn tạo ra.

Sự cô độc là điều mà nhà văn không thể tránh khỏi, bởi trên hành trình sáng tác nhà văn người viết phải đi một mình và phải thực hiện tất cả các khâu các bước trong quá trình sáng tác, đây là một công việc độc lập mà không ai có thể làm thay làm hộ, bởi thế nhà văn chân chính luôn tận dụng sự cô độc để sáng tác, với nhà văn: “Ngay cả cơn ác mộng cũng có thể được sử dụng như một công cụ. Những câu chuyện đôi khi đến với tôi trong những cơn ác mộng. Mỗi đêm.”

Ngôn ngữ nhà văn sử dụng phải súc tích, ngắn, gọn, nhiều nghĩa, bám sát hiện thực không nên viết hoa lá cành, viết quá văn hoa sẽ thành giả tạo, ngượng nghịu và khiến người khác khó chịu, không lấy được lòng tin từ người khác. Ngôn ngữ càng hiện thực càng đơn giản càng hữu ích. Tuy nhiên có những tác phẩm cần ngôn ngữ văn hoa để làm giàu thêm trí tưởng tượng của độc giả, vì vậy phải đặt ngôn ngữ đúng chỗ thì mới phát huy được hiệu quả từ đó, tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Chương 5: Kết sao cho đắt – cách hiệu quả để khép lại vấn đề. Tùy thuộc vào câu chuyện mà nhà  văn lựa chọn để có thể chọn cái kết phù hợp, nhiều nhà văn chọn cái kết hạnh phúc có hậu, nhưng cái kết này dường như không để lại ấn tượng bằng cái kết bi kịch và còn bỏ ngỏ. Vì vậy khi kết thúc tác phẩm cần lựa chọn cái kết phù hợp, hấp dẫn hợp lý để lôi cuốn người đọc. Điều này tùy thuộc vào tài năng biến hóa của nhà văn để khiến cho câu chuyện trở nên sống động hấp dẫn, tồn tãi mãi mãi trong lòng người đọc.

Cuốn sách Để trở thành người viết, tập hợp nhiều nhận định, nhiều câu chuyện và kinh nghiệm viết văn của các nhà văn nổi tiếng, bất hủ. Cuốn sách được viết dành cho các bạn trẻ đang loay hoay tìm đường bước vào thế giới văn chương nghệ thuật. Khi bước vào thế giới đó phải chấp nhận sự cô độc, phải bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, phải trải qua thất bại vấp ngã của việc bí ý tưởng, phải khiến cho tác phẩm của mình nổi bật nhờ khả năng tư duy và óc sáng tạo.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Để trở thành người viết - cẩm nang mới vào nghề dành cho các bạn trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO