Đề nghị sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ dân số trước cải cách tiền lương

Thùy Linh- Ngô Cường| 08/11/2023 18:06

Đại biểu Quốc hội cho rằng, với số lượng hàng vạn cán bộ dân số, cần có sự sắp xếp hợp lý, đặc biệt phải ổn định vị trí việc làm cho họ, để tiến tới cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 trên cả nước.

Đề nghị sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ dân số trước cải cách tiền lương
Một cán bộ dân số tham gia khám chữa bệnh cho người dân tại trạm y tế. Ảnh: Hương Giang

Theo phản ánh của các cán bộ dân số, sau 2 tháng Bộ Y tế ban hành Công văn 5492 gửi các địa phương về việc chuyển ngạch và phân công lại nhiệm vụ cho cán bộ dân số, đến hiện tại hầu như chưa tỉnh nào triển khai thực hiện.

"Viên chức dân số chúng tôi trên khắp cả nước vẫn làm rất nhiều công việc chuyên môn y nhưng phụ cấp không được tăng. Chúng tôi phải chịu những thiệt thòi này đến bao giờ? Bộ Y tế ra văn bản nhưng đã chỉ đạo sát sao và giám sát địa phương thực hiện hay chưa?"- chị Nguyễn Thị Hiền, một viên chức dân số, đặt câu hỏi.

Trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng: Việc sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế cấp huyện, cán bộ dân số được đưa về các trạm y tế xã trên toàn quốc theo chủ trương chung của Đảng, theo Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Thế nhưng, khi sáp nhập bộ máy dân số vào Trung tâm y tế thì các cán bộ dân số lại không được hưởng phụ cấp như viên chức y tế. Điều này là vô cùng thiệt thòi đối với các viên chức dân số.

Mặc dù thời gian sáp nhập chưa lâu, khoảng giai đoạn 2018-2019 để thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhưng các vấn đề nảy sinh sau sáp nhập đã rất rõ.

"Tôi rất mong Bộ Y tế sớm có rà soát, đánh giá toàn diện để có báo cáo thực chất về chế độ chính sách, chất lượng công việc của bộ máy dân số sau khi sáp nhập vào hệ thống y tế" - đại biểu nói.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng cần phải đối thoại, tổng hợp ý kiến của các cán bộ dân số trên cả nước để đảm bảo quyền lợi chính đáng của cán bộ dân số trong suốt mấy năm không được hưởng quyền lợi đúng với nhiệm vụ, công việc của mình.

"Cần phải đảm bảo chế độ tương xứng với năng lực, công sức mà cán bộ dân số đã bỏ ra, phải phụ trách, phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ y tế trong suốt thời gian qua"- đại biểu nói.

Một vấn đề quan trọng, đại biểu đề nghị phải xem xét, sớm sắp xếp lại vị trí việc làm cho cán bộ dân số, để họ được công nhận, được hưởng chế độ công bằng với các cán bộ y tế khác.

Đại biểu Quốc hội trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội về vấn đề vị trí việc làm cho các cán bộ dân số. Ảnh: Thùy Linh
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế trao đổi với phóng viên Lao Động bên hành lang Quốc hội về vấn đề vị trí việc làm cho các cán bộ dân số. Ảnh: Thùy Linh

"Qua đại dịch COVID-19 cũng như nhiệm vụ hàng ngày của các cán bộ dân số không kém gì y tế, nhưng phụ cấp lại được hưởng có 30%. So với phụ cấp 40- 70%, rồi hỗ trợ 2 năm hưởng phụ cấp 100% theo Nghị định 05 của các cán bộ ngành y thì cán bộ dân số quá thiệt thòi"- đại biểu nói và đặt câu hỏi: "Tại sao giải quyết chính sách lại có khác biệt như vậy?".

Đại biểu cho rằng ngành y tế cần một lần nữa nhìn nhận lại vấn đề này, cần đánh giá lại chức năng nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của cán bộ dân số.

Từ đó đánh giá lại vị trí việc làm, định mức lương, phụ cấp và các khoản khác liên quan, khi họ là cán bộ ngành y tế chứ không còn là cán bộ dân số trong một bộ máy độc lập trước kia.

"Số lượng cán bộ dân số là hàng vạn người. Vì vậy, cần phải sắp xếp làm sao cho hài hòa, hợp lý, đặc biệt phải ổn định vị trí việc làm cho họ, để tiến tới cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 trên cả nước"- đại biểu nhấn mạnh.

Trước đó, theo phản ánh của Báo Lao Động, hàng vạn cán bộ dân số trên cả nước đã và đang phải thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở, y tế dự phòng trong nhiều năm qua tại các trạm y tế, vì thực hiện theo phân công nhiệm vụ của cấp trên mà không được hưởng phụ cấp phù hợp là 40% như các cán bộ y tế khác làm cùng nhiệm vụ.

Từ những bất cập đó, quá trình ban hành và triển khai Nghị định 05 tiếp tục bộc lộ những bất cập lớn, khiến cho hàng vạn cán bộ dân số không nằm trong đối tượng thụ hưởng đối với chính sách nhân văn của Đảng và Chính phủ.Tuyến bài khẳng định sự ra đời của Nghị định 05/2023/NĐ-CP về tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế là rất cần thiết. Chính sách này đã kịp thời động viên, khích lệ đội ngũ nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề. Nhưng việc triển khai Nghị định đang bộc lộ những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp theo vị trí việc làm mà các bộ, ngành đang thực hiện trước lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Mà việc xác định vị trí việc làm của cán bộ dân số là một phần trong câu chuyện đó.

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/y-te/de-nghi-sap-xep-vi-tri-viec-lam-cho-can-bo-dan-so-truoc-cai-cach-tien-luong-1264681.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/y-te/de-nghi-sap-xep-vi-tri-viec-lam-cho-can-bo-dan-so-truoc-cai-cach-tien-luong-1264681.ldo
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
  • Thanh Hóa yêu cầu làm rõ việc 'có điện người dân vẫn phải đun bếp củi'
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản giao kiểm tra, làm rõ nội dung VietNamNet phản ánh việc người dân ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung sử dụng điện yếu, không thể vận hành các thiết bị, thậm chí phải đun bếp củi.
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị sắp xếp vị trí việc làm cho cán bộ dân số trước cải cách tiền lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO