Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine

Thu Thủy| 31/05/2022 08:50

Chiến tranh Nga-Ukraine tiếp diễn ác liệt ở miền Đông Ukraine. Ukraine tuyên bố quân đội Nga hiện đang tấn công mãnh liệt và có khả năng chiếm được Donbass. Mỹ vội vã cung cấp các dàn phóng rocket cho Ukraine.

Hệ thống phóng tên lửa M142 HIMARS Mỹ dự định cung cấp cho Ukraine trong tuần này (Ảnh: Armytimes).

Hệ thống phóng tên lửa M142 HIMARS Mỹ dự định cung cấp cho Ukraine trong tuần này (Ảnh: Armytimes).

Có nguồn tin nói Ukraine đánh giá tình hình quân sự hiện là rất khẩn cấp. Mỹ đã tăng thêm viện trợ 40 tỷ USD cho Ukraine. Theo trang Business Insider, Mỹ hiện có ý định tăng cường hỗ trợ quân sự và sẽ cung cấp thêm nhiều vũ khí mạnh hơn để giúp Ukraine chống lại Nga.

Business Insider cho biết hầu hết các loại hỏa pháo của Ukraine đều có tuổi đời ít nhất 3 thập kỷ và có tầm bắn tương đối ngắn. Bài viết cho biết: "Đây đều là những vũ khí có từ thời Liên Xô và người Ukraine sẽ sớm cạn kiệt đạn dược. Dự trữ đạn pháo của Ukraine gần như đã hết, và lượng dự trữ các nước Đông Âu khác đang cung cấp cũng rất hạn chế".

Bộ Quốc phòng Ukraine cũng đã nói rõ rằng nếu không có sự hỗ trợ hỏa lực tấn công tầm xa mới, họ sẽ khó có thể giữ được các vị trí hiện có.

Trước đó, Mỹ đã cố tình loại bỏ hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số trên lựu pháo M777 loại quân đội Mỹ sử dụng khi cung cấp cho Ukraine do lo ngại các thiết bị tiên tiến này bị rơi vào tay Nga. Kết quả là khiến nó mất đi ưu thế lớn nhất khi sử dụng kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số và loại đạn dẫn đường Excalibur để tấn công chính xác mục tiêu cách xa 40 km.

Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine ảnh 1

Do lo ngại bị rơi vào tay quân Nga, Mỹ đã cố tình gỡ bỏ hệ thống điều khiển bắn kỹ thuật số (trong vòng đỏ) ở lựu pháo M777 khi cung cấp cho Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga mới đây cũng giới thiệu chi tiết cách quân đội Nga sử dụng loại lựu pháo tự hành 2S5 tiêu diệt lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm của Mỹ vừa được chuyển giao cho quân đội Ukraine.

Tuy nhiên, Mỹ dường như muốn giúp Ukraine phục hồi sau khi sa sút, có tin đồn rằng lô pháo M777 mới được chuyển giao cho Kiev đã xuất hiện trở lại hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số.

Tờ The Wall Street Journal của Mỹ cho biết, theo một số nguồn tin, trong tuần này Mỹ sẽ phê duyệt việc cung cấp hệ thống tên lửa đa năng M270 và hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng M142 (High Mobility Artillery Rocket System, HIMARS) khung gầm bánh lốp cho Ukraine. Cả hai loại vũ khí này đều có tầm bắn xa hơn hàng chục km so với bất kỳ loại pháo nào mà quân đội Ukraine hiện đang sử dụng.

Pháo M777 do Mỹ cung cấp cho Ukraine trước đây có thể bắn 5 quả đạn mỗi phút và tầm bắn 30 km, trong khi hệ thống HIMARS có thể bắn 6 quả rocket trong vài giây để đánh trúng mục tiêu trong phạm vi từ 32 đến 64 km và chúng là loại khung gầm cơ động, có thể nhanh chóng rời khỏi vị trí sau khi phóng, và khả năng sống sót trên chiến trường mạnh hơn.

Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ hiện có 375 và 40 xe phóng M142 HIMARS. Hiện chưa rõ Mỹ sẽ cung cấp bao nhiêu chiếc cho Ukraine.

Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine ảnh 2

Đặt trên khung gầm bánh lốp, dàn phóng hỏa tiễn M142 HIMARS có khả năng cơ động cao.

Đồng thời, người ta cũng thấy rằng HIMARS cũng có thể phóng cùng lúc tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACM có tầm bắn tối đa 300 km, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa vào các mục tiêu kiên cố.

Ý tưởng trang bị tên lửa ATACM cho Ukraine dường như vẫn không có khả năng chống lại các hệ thống vũ khí của Nga, nhưng đã có tiền lệ với việc NATO đã cung cấp tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon hiện đại cho Ukraine mang lại cho Ukraine triển vọng có được hỏa lực tấn công tầm xa mạnh nhất mà phương Tây có kể từ khi bùng nổ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Giới quan sát quân sự cho rằng, tình hình giằng co ở Ukraine đã thay đổi nhanh chóng kể từ khi quân đội Ukraine cố thủ trong nhà máy thép Azovstal đầu hàng. Tình hình hiện tại ở Ukraine đã rõ ràng có lợi cho phía Nga, xét từ tình hình hiện tại, quân đội Nga sẽ có thể sớm hoàn thành giai đoạn thứ hai của mục tiêu “Chiến dịch quân sự đặc biệt” là giành được khu vực Donbass. Ban đầu, Ukraine định kìm chân quân đội Nga ở nhà máy thép cho đến khi có sự hỗ trợ quân sự mạnh từ các nước NATO. Nhưng không ngờ khi quân đội Nga vừa sử dụng đạn nhiệt áp, tất cả những người cố thủ bên trong nhà máy đã đầu hàng.

Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine ảnh 3

M142 có khả năng phóng đạn tên lửa chiến thuật ATACM có tầm bắn 300 km.

Nhận thấy khu vực Donbass sắp thất thủ, Mỹ cũng rất lo lắng, bởi vì một khi khu vực Donbass bị quân đội Nga chiếm được, thì xung đột Nga-Ukraina về cơ bản có thể tuyên bố chiến thắng thuộc về Nga, đây không phải là kết quả mà Mỹ muốn, vì vậy họ đã hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine một lô hệ thống dàn phóng tên lửa (còn gọi pháo phản lực). Trước đó, ông Zelensky đã nhiều lần phàn nàn về việc Ukraine thiếu hỏa lực hạng nặng tầm xa, hy vọng Mỹ có thể cung cấp các hệ thống phóng tên lửa, nhưng Mỹ chưa bao giờ đáp ứng, vì lo ngại Nga sẽ trả đũa. Giờ đây, Mỹ lại chủ động đề nghị cung cấp cho Ukraine, có thể hình dung được họ lo lắng như thế nào.

Có tin lần này Mỹ viện trợ cho Ukraine hệ thống phóng tên lửa M142 HIMARS, là loại vũ khí mới phát triển vào đầu thế kỷ XXI, chức năng chính của nó là hỗ trợ hỏa lực, tiêu diệt các trận địa phòng không và pháo binh, thiết giáp và xe vận tải của đối phương, đồng thời có thể nhanh chóng sơ tán trước khi hỏa lực của đối phương khóa được vị trí phóng. Để giúp cơ động hơn, nó sử dụng khung gầm bánh lốp để nó có thể tự di chuyển trong quá trình triển khai đường dài. Đó là điều mà hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A sử dụng khung gầm bánh xích xe tăng T-72 của Nga không có được.

Loại vũ khí này cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ 24 giờ, có nghĩa là nó có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu bất cứ lúc nào, và còn có thể phóng đạn tên lửa dẫn đường GMLRS. Tên lửa này là một loại đạn dẫn đường bằng vệ tinh có thể đạt tới tầm bắn 70 km, giúp tăng đáng kể hiệu quả tấn công và phạm vi tấn công. Nếu sử dụng phóng đạn "tên lửa chiến thuật lục quân" (ATACM), nó có khả năng tấn công mục tiêu ở cách xa 300 km.

Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine ảnh 4

Hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A đặt trên khung gầm xe tăng T-72.

Vậy dàn phóng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ cung cấp và TOS-1A của Nga loại nào mạnh hơn? Xét về thông số, tính năng của bệ phóng tên lửa M142 HIMARS mạnh hơn hẳn TOS-1A. Phiên bản đầu của TOS-1A tầm bắn chỉ 3.500 mét, và phiên bản cải tiến cũng chỉ 6.000 mét; và do sử dụng khung gầm bánh xích nên tính cơ động không mạnh như M142. Điểm mạnh duy nhất chính là hỏa lực, tên lửa M142 HIMARS chỉ có 6 ống phóng, trong khi TOS-1A có 24 ống, hỏa lực gấp 4 lần và TOS-1A còn có thể phóng đạn nhiệt áp có sức sát thương rất mạnh.

Tuy nhiên, ngay cả khi Ukraine có được hệ thống phóng tên lửa do Mỹ cung cấp, điều đó cũng khó đảo ngược sự suy giảm của quân đội Ukraine ở khu vực Donbass, bởi vì điều quan trọng nhất là ưu thế trêm không ở Ukraine đã bị quân đội Nga chiếm giữ vững chắc, nếu không thì quân đội Nga sẽ không quá tự tin và mạnh dạn khi tham gia vào các trận chiến pháo binh.

Ban đầu ở Mariupol, Quân đội Nga không phải lo lắng về sự quấy rối của các UAV và máy bay chiến đấu của quân đội Ukraine nên đã dám điều TOS-1A để phát động một cuộc tấn công quy mô lớn. Hiện Ukraine đã có được hệ thống phóng tên lửa này từ Mỹ, mặc dù áp đảo TOS-1A của Nga về tầm bắn, nhưng rất có thể trước khi phóng đạn nó đã bị máy bay không người lái của quân đội Nga phát hiện và bị các tên lửa tầm xa phá hủy bằng cuộc tấn công chính xác; trong khi các hệ thống phòng không quy mô lớn ở Ukraine hiện đã bị quân đội Nga phá hủy về cơ bản, điều này không thể ngăn chặn các cuộc tấn công chính xác của quân đội Nga.

Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine ảnh 5

Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A nã đạn vào Mariupol.

Và cho dù khi máy bay không người lái của quân đội Nga không phát hiện ra chuyển động của quân đội Ukraine, quân Nga còn có "hệ thống radar trinh sát chống pháo". Vào đầu năm ngoái, quân đội Nga vừa đưa vào vận hành một lô hệ thống trinh sát pháo binh "Penicillin" mới nhất. Hệ thống này có thể hoạt động suốt ngày đêm và có thể triển khai ở xa vị trí của đối phương khi vị trí của đối phương phóng đạn pháo hoặc chỉ có tiếng nổ, đã có thể đưa ra vị trí chính xác của trận địa pháo binh của đối phương trong vòng 5 giây; và cự ly liên lạc vô tuyến với bên ngoài lên tới 40 km, rút ​​ngắn đáng kể thời gian phát hiện và chế áp hỏa lực của đối phương. Chỉ cần Ukraine nã pháo, quân đội Nga có thể tìm ra trận địa pháo binh Ukraine trong vòng vài giây và thực hiện một cuộc tấn công áp đảo. Lựu pháo M777 ở khu vực Lyman là một bài học kinh nghiệm, khi quân đội Ukraine còn chưa tìm được mục tiêu, đã bị đạn pháo của quân đội Nga bắn vào trận địa nổ tung người và pháo.

Có lẽ Mỹ cũng biết liệu những thứ mà họ cung cấp có thể đánh bại được Nga hay không. Khả năng tối đa, những thiết bị này chỉ có thể làm chậm tốc độ tấn công của quân đội Nga và kéo dài thời gian Donbass bị chiếm mà thôi.

Theo viettimes.vn
https://viettimes.vn/de-cuu-van-tinh-hinh-o-donbass-my-xem-xet-vien-tro-he-thong-phong-loat-rocket-cho-ukraine-post157240.html
Copy Link
https://viettimes.vn/de-cuu-van-tinh-hinh-o-donbass-my-xem-xet-vien-tro-he-thong-phong-loat-rocket-cho-ukraine-post157240.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Để cứu vãn tình hình ở Donbass, Mỹ xem xét viện trợ hệ thống phóng loạt rocket cho Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO