'Đế chế' Trịnh Văn Quyết sụp đổ, loạt công ty liên quan phải giải trình

20/08/2022 07:10

Từ khi ông Trịnh Văn Quyết cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC bị bắt, hàng loạt công ty liên quan tới FLC gặp sự cố, nhanh chóng đưa ra lộ trình khắc phục.

Ngày 17/8, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã: ROS) nhận được yêu cầu của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết, liên quan đến vấn đề ROS giải trình về lộ trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên cũng như việc lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2021, năm 2022 và thời điểm công bố thông tin BCTC kiểm toán năm 2021. NGoài ra là Báo cáo thường niên năm 2021, BCTC quý I và quý II/2022, BCTC soát xét 6 tháng năm 2022.

ROS cho biết đã tiến hành các thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021-2026, dự kiến tổ chức ngày 15/9. Công ty này khẳng định, ngay sau khi ĐHCĐ bất thường tổ chức thành công sẽ tiến hành nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Tiếp đó, ngay sau khi đổi người đại diện, ROS sẽ tổ chức BCTC quý I và quý II. Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục chọn đơn vị kiểm toán trong danh sách theo danh sách được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thực hiện kiểm toán BCTC soát xét.

Ngay sau khi lựa chọn được đơn vị kiểm toán, công ty sẽ tiến hành công bố thông tin BCTC kiểm toán 2021, cáo cáo thường niên năm 2021, sau đó triệu tập họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Tại cuộc họp này, HĐQT sẽ trình  ĐHCĐ thông qua nội dung lựa chọn đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán, soát xét các báo cáo tài chính năm 2022 của công ty, đảm bảo tuân thủ.

Trước đó, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE)  ban hành quyết định chuyển cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch được áp dụng từ ngày 12/8 vì lý do chưa BCTC quý II.

Cùng Ngày, Công ty Nông dược H.A.I (mã: HAI) liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, giải trình về với Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về lộ trình tổ chức ĐHĐCĐ và lựa chọn đơn vị kiểm toán và BCTC năm 2021, 2022.

Theo HAI, đã tiếp tục liên hệ và thuyết phục các đơn vị kiểm toán, thực hiện kiểm toán BCTC năm 2021. Tuy nhiên, lý do khách quan liên quan đến việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố điều tra làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động công chúng của công ty, trong đó có lựa chọn đơn vị kiểm toán.

HAI cam kết tìm đơn vị kiểm toán hoàn thiện BCTC kiểm toán năm 2021, dự kiến trong tháng 10 tới, và lộ trình ĐHCĐ thường niên 2022 dự kiến vào tháng 12.

HAI khẳng định, nếu thực hiện được ĐHCĐ thường niên 2022, HĐQT sẽ trình đại hội thông qua lựa chọn đơn vị kiểm toán soát xét BCTC năm 2022, đảm bảo tuân thủ. Thông qua đơn vị kiểm toán của ĐHCĐ thường niên năm 2022, HAI lựa chọn đơn vị kiểm toán soát xét và công bố BCTC bán niên 2022.

Công ty Nông dược HAI ngày 17/8 cũng nhận được thông báo từ HoSE về khả năng đình chỉ giao dịch với lý do vì chưa họp đại hội đồng cổ đông thường niên, quá thời hạn 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 31/12/2021; chưa công bố thông tin Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2021, đồng thời chưa lựa chọn đơn vị kiểm toán BCTC năm 2022.

Trước đó, CTCP Tập đoàn FLC cũng có công văn phúc đáp gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM sau khi HoSE đưa ra cảnh báo về khả năng đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu FLC do Tập đoàn FLC chưa tổ chức đại hội cổ đông thường niên, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm nay.

Theo đó, FLC dự kiến sẽ phát hành báo cáo tài chính 2021 kiểm toán trong tháng 9/2022 và tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên trong tháng 11 năm nay.

Thời gian gần đây, loạt cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, bị HoSE đưa vào diện hạn chế giao dịch và đình chỉ giao dịch vì lý do chậm BCTC,... buộc các công ty phải nhanh chóng đưa ra lộ trình khắc phục.

    Bài liên quan
    • Ông Trịnh Văn Quyết “thổi” vốn FLC để làm gì?
      Tăng vốn mà không cần bỏ tiền ra bằng cách tạo ra các bút toán cho vay, đầu tư, góp vốn, ứng tiền trước, ký quỹ, đặt cọc,... đã giúp cho ông Trịnh Văn Quyết - FLC có được cơ ngơi vốn trên 7.000 tỷ đồng mà không cần bỏ tiền vào công ty.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    'Đế chế' Trịnh Văn Quyết sụp đổ, loạt công ty liên quan phải giải trình
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO