Đẩy mạnh xử lý vi phạm quảng cáo, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bảo Anh| 29/11/2021 14:42

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được nêu tại Hội nghị trực tuyến về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm tổ chức ngày 24/11 vừa qua.

Ngày 24/11/2021, Cục An toàn thực phẩm tổ chức “Hội nghị trực tuyến về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm” do Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong chủ trì. Tại Hội nghị, các đại biểu cùng tham gia thảo luận về các biện pháp và định hướng bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong đề nghị các Ban quản lý an toàn thực phẩm, Chi Cục ATVSTP các tỉnh/thành phố cần cập nhật, bám sát vào các văn bản mới ban hành để thực hiện chức năng quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Đẩy mạnh xử lý vi phạm quảng cáo, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe - 1

Ngoài công tác bảm đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh COVID-19 đang rất nóng hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cũng đề nghị các địa phương trong thời gian tới cần tập trung một số nội dung chính như: giám sát, lấy mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn các tỉnh/thành phố; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xử lý vi phạm quảng cáo đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe; tăng cường việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc do độc tố tự nhiên; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh COVID-19… để các hoạt động triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

Cục ATTP cũng đề nghị các địa phương căn cứ vào nội dung hướng dẫn bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Cục An toàn thực phẩm và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng địa phương để đạt hiệu quả cao nhất, góp phần vào việc phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh.

Bảo Anh
  • Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư
    Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.
  • 5 loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa gây tích tụ mỡ nội tạng
    Chất béo chuyển hóa được nhiều người coi là một trong những loại chất béo không tốt cho sức khỏe nhất. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và tích tụ mỡ nội tạng.
  • 4 loại nước uống thanh lọc phổi hiệu quả
    Thanh lọc phổi có thể là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe đặc biệt đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường có hại. Dưới đây là bốn loại nước uống có thể giúp thanh lọc phổi hiệu quả.
  • Bí quyết bảo vệ làn da khi đi du lịch vào mùa hè
    Mùa hè là thời điểm lí tưởng để du lịch, nhưng khi tham gia các hoạt động ngoài trời dưới cái nắng gay gắt, việc chăm sóc làn da trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
  • 6 trường hợp người cao tuổi không nên uống sữa
    Sữa rất giàu vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, cũng như giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và iốt. Tuy nhiên, với một số trường hợp người cao tuổi - uống sữa lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và sức khỏe.
  • 3 cách bổ sung hạt chia để giảm mỡ nội tạng
    Thói quen ăn uống không lành mạnh ngoài việc gây khó khăn khi giảm mỡ bụng, còn làm gia tăng mỡ nội tạng và các vấn đề về sức khỏe. Hạt chia giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong ruột, từ đó giúp giảm mỡ nội tạng. Do đó, chúng ta cần bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh xử lý vi phạm quảng cáo, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO