Ai cũng muốn trở thành một người mẹ tốt, nhưng đặc điểm để nhận diện bạn là một bà mẹ mà đứa trẻ nào cũng mơ ước? Có 3 dấu hiệu sau đây, bạn có thể kiểm tra thử mình có bao nhiêu trong số đó.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn quan tâm đến tinh thần con cái
Mẹ là người thầy đầu tiên, là người hỗ trợ và đối tác quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành của trẻ. Một trong những dấu hiệu của một người mẹ tốt là họ có lòng vị tha và luôn đặt nhu cầu của con lên hàng đầu, họ sẽ hết lòng vì con mà không hề do dự.
Ngay từ khi con chào đời, người mẹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc sống của đứa trẻ. Họ sẽ đặc biệt chú ý đến việc sắp xếp chế độ ăn uống để đảm bảo con họ nhận được đủ dinh dưỡng. Những người mẹ cũng cố gắng hết sức để cung cấp một môi trường sống thoải mái cho con cái. Họ luôn quan tâm đến sức khỏe của con mình và ứng phó kịp thời với những cơn đau bệnh của con.
Ảnh minh họa
Một người mẹ tốt còn bao dung, vị tha, quan tâm đến tinh thần con cái. Khi trẻ lớn lên, chúng sẽ phải đối mặt với nhiều bối rối và thử thách khác nhau. Mẹ sẽ cố gắng hết sức để hiểu nhu cầu tình cảm và lắng nghe con mình. Họ sẽ đối mặt với những vấn đề của con cái mình bằng sự ấm áp và bao dung, đồng thời mang đến cho chúng sự hỗ trợ và an ủi về mặt tâm lý.
Một người mẹ tốt luôn kiên nhẫn động viên con dũng cảm đối mặt với khó khăn và dạy chúng cách xử lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng. Họ không chỉ là người thân của con cái mà còn là bạn bè của con cái, sẽ thiết lập mối quan hệ tình cảm sâu sắc và khiến chúng cảm thấy mẹ là người mà chúng có thể tin cậy, nương tựa.
Tình yêu của mẹ là sức mạnh vĩ đại và vị tha nhất trên đời. Những người mẹ tốt sẽ bảo vệ con mình bằng vòng tay mạnh mẽ và an ủi chúng bằng những lời nói dịu dàng. Dù con cái có gặp phải khó khăn, trở ngại nào đi chăng nữa, một người mẹ tốt sẽ không ngần ngại đứng đằng sau con để hỗ trợ và động viên. Họ sẽ truyền năng lượng cảm xúc tích cực cho con cái và dành cho chúng tình yêu thương và sự quan tâm vô tận.
Người mẹ biết truyền tải giá trị đúng đắn để nuôi dưỡng nhân cách đạo đức và quan điểm sống cho trẻ
Một người mẹ tốt không chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất mà còn phải chú ý đến việc nuôi dưỡng tư cách đạo đức và quan điểm sống của con.
Trẻ em sẽ gặp nhiều bối rối và vấn đề khác nhau khi lớn lên và chúng cần có sự hướng dẫn thích hợp từ mẹ. Sự hướng dẫn khôn ngoan dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng trẻ, giúp trẻ hiểu đúng và xử lý khó khăn. Một người mẹ tốt nên lắng nghe con và nói chuyện với chúng bằng tinh thần cởi mở hơn là áp đặt mong muốn và quyết định của riêng mình. Họ nên khuyến khích trẻ chủ động giải quyết vấn đề và đưa ra những hướng dẫn, đề xuất cần thiết.
Một người mẹ tốt nên truyền lại những giá trị đúng đắn cho con mình. Họ nên tập trung vào việc nuôi dưỡng các giá trị đạo đức cho con mình và dạy chúng những phẩm chất cơ bản mà một công dân nên có như sự trung thực và đáng tin cậy, tôn trọng người khác... Đồng thời, người mẹ tốt cũng nên giáo dục con cái cách sử dụng tiền bạc một cách hợp lý, hướng dẫn chúng hình thành quan điểm đúng đắn về việc theo đuổi vật chất. Họ nên cùng chồng dạy con biết trân trọng cuộc sống, theo đuổi ước mơ, đối mặt với thử thách, v.v. và giúp chúng hình thành thái độ và mục tiêu tích cực trong cuộc sống.
Những người mẹ này cũng tôn trọng tính cách và sở thích của con mình và cho chúng sự tự do cũng như quyền lựa chọn phù hợp. Đồng thời, người mẹ tốt cũng cần duy trì sự ổn định, nhất quán trong giáo dục để đảm bảo con cái không bị ảnh hưởng bởi những hướng dẫn sai lầm hay những giá trị mơ hồ. Cân bằng là mục tiêu mà người mẹ tốt cần không ngừng theo đuổi trong quá trình giáo dục.
Một người mẹ biết cân bằng cảm xúc
"Con có biết để nuôi con ăn học, bố mẹ phải tốn bao nhiêu không?"; "Vì con mà mẹ không được làm công việc yêu thích"; "Bố con suốt ngày chỉ biết ôm điện thoại, không giúp ích được gì"... Ngôn ngữ tiêu cực giống như một con dao găm làm tổn thương trẻ. Đồng thời, nó còn mang lại nhiều năng lượng tiêu cực cho chính bố mẹ. Theo thời gian, con sẽ không còn muốn tương tác hoặc lắng nghe bạn nữa.
Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao biết cách không mang những cảm xúc tiêu cực của mình về nhà, và tất nhiên họ cũng không thể hiện chúng trước mặt con cái. Họ hiểu rằng trẻ cần có thái độ vui vẻ và tích cực để đối mặt với cuộc sống. Họ kiềm chế những cảm xúc không tốt của mình và tìm thời gian để cân bằng bản thân trước khi trút nó lên đầu con mình.
Trong cuộc sống, có những bà mẹ hay nổi nóng với con bất kể đúng sai. Khi bận rộn công việc hoặc cãi vã, bực tức với chồng, họ đều kiếm cớ trút giận lên con. Họ không ngại chỉ tay thẳng mặt con, mắng con ngốc nghếch, than vãn biết thế không đẻ con ra thì tốt hơn. Sống với những người mẹ như này, trẻ dần trở nên tiêu cực, tâm trạng lúc nào cũng tồi tệ.
Người mẹ không biết quản lý cảm xúc chính là tai hoạ của con cái. Ngược lại, người mẹ có EQ cao, biết quản lý tốt cảm xúc của bản thân và ăn nói khéo léo, biết cách cư xử sẽ giáo dục nên những đứa trẻ ưu tú.
Theo Phụ nữ số