Một chiếc hàm thuộc về một con chó gấu được khai quật tại khu Pyrénées-Atlantiques, miền tây nam nước Pháp vào. Đấy là sinh vật khổng lồ 'chó gấu', có tên khoa học là Tartarocyon cazanavei, thuộc một trong những nhóm động vật ăn thịt đặc trưng của châu Âu cổ đại.
Dấu tích quái thú 'chó gấu' khổng lồ nặng hơn 300kg từng càn quét khắp châu Âu |
Cái tên này xuất phát từ Tartaro, một người khổng lồ một mắt, to lớn, mạnh mẽ trong thần thoại Basque, tương tự như loài chó Cyclops của Hy Lạp. Người khổng lồ từng sống trong hang động trên núi và bắt những người trẻ tuổi để ăn thịt.
Truyền thuyết kể rằng hai anh em Tartaro cùng trú ẩn trong một hang động. Nhưng một lần, trong lúc ngủ, người em đã lấy trộm chiếc nhẫn của Tartaro và sau đó lấy miếng thịt rang đặt lên con mắt duy nhất của người anh, khiến Tartaro bị mù.
Động vật ăn thịt có trọng lượng lên tới 300kg, sống cách đây khoảng 36 triệu năm. Đặc điểm nổi bật nhất của loài sinh vật này là răng nanh dài, sắc nhọn.
Theo các chuyên gia, ngoại hình của nó cho thấy đây là một con lai hoàn hảo giữa một con gấu nâu và một con chó lớn.
Bastien Mennecart, nhà khoa học tịa Bảo tàng lịch sử tự nhiên Basel dẫn đầu nghiên cứu cho biết: "Hóa thạch từ trầm tích biển, ước tính khoảng 12 triệu năm tuổi, xuất hiện ở vùng tây nam nước Pháp. Chiếc răng dài là đặc điểm quan trọng để xác định chi, loài".
Ban đầu, chúng đi bằng ngón chân nhưng những loài sau này có kích thước lớn hơn đi bằng lòng bàn chân. Theo các nhà nghiên cứu, chúng phải cạnh tranh với các loài chó khác đã tiến hóa về kích thước cơ thể, sự thích nghi của sọ và răng dẫn đến sự tuyệt chủng của chó gấu. Chế độ ăn đặc trưng của loài này là ăn thịt, ăn tạp, nghiền xương, không thể tiêu hóa thực vật.
Theo Bastien Mennecart và các đồng nghiệp, những khám phá về hóa thạch động vật có xương sống trên cạn sống ở rìa phía bắc dãy núi Pyrenees cách đây 12 triệu năm là rất hiếm.
“Việc khám phá, ghi lại mô tả hàm dưới của Tartarocyon cazanavei có nhiều ý nghĩa hơn nữa. Nó mang đến cơ hội hiểu hơn về sự phát triển của chó gấu châu Âu, cũng như nghiên cứu sâu hơn về cách khí hậu thay đổi ở thời kỳ giữa Miocen và cách các loài động vật tiền sử biến đổi để thích nghi", Bastien Mennecart nói.
Hoàng Dung (lược dịch)