Tính từ đầu tháng 12/2021 tới nay, cổ phiếu CII của Công ty Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đã tăng khoảng gấp đôi lên 54.200 đồng/cp, đưa vốn hóa tăng tương ứng lên gần 13 nghìn tỷ đồng. Nếu tính trong 4 tháng qua, cổ phiếu này tăng gấp hơn 3 lần. Vốn hóa tăng thêm khoảng 9.000 tỷ đồng.
CII là một doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và gần đây đầu tư nhiều vào bất động sản. Doanh nghiệp này có "đất kim cương" ở khu Thủ Thiêm, nơi vừa ghi nhận giá lên tới 2,44 tỷ đồng/m2 trong phiên đấu giá Tập đoàn Tân Hoàng Minh chi hơn tỷ USD mua hơn 10 nghìn mét vuông hôm 10/12 vừa qua.
CII hiện có 3 đơn vị phát triển bất động sản chính là Công ty TNHH MTV khu Bắc Thủ Thiêm (KBTT, chuyên dự án tại khu Thủ Thiêm), Năm Bảy Bảy và Công ty TNHH Đầu tư Cao ốc Văn phòng Điện Biên Phủ.
CII đã được giao khoảng hơn 90 nghìn mét xuống đất sử dụng ổn định lâu dài và hơn 6.000 m2 đất sử dụng 50 năm (để xây dựng văn phòng). Đây đều là những khu đất đẹp, dọc bờ sông, công viên, và trục đường Bắc Nam, tiếp giáp với cầu Thủ Thiêm 1.
Trong những năm giai đoạn 2018-2021, CII gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có việc dòng tiền bị ách tắc tại các dự án hạ tầng. Loại hình đầu tư BOT và bất động sản gần đây bị xếp vào loại có rủi ro cao nên các ngân hàng hạn chế cho vay theo dự án hoặc với tỷ lệ vay thấp. CII phải sử dụng tài sản để huy động vốn nhằm đưa dự án đúng tiến độ.
Theo kế hoạch. từ quý IV/2021, tất cả các dự án trọng điểm do CII đầu tư sẽ đi vào khai thác, tạo ra nguồn thu khoảng hơn 8.200 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ. Bên đó, CII có nhiều nguồn thu lên tới cả nghìn tỷ đồng từ các dự án bất động sản đã hoặc sắp hoàn thành. Ngoài ra, việc chuyển nhượng quyền thu phí dự án BOT sẽ đem về cho CII 4.400 tỷ đồng.
CII có các dự án đất lớn được quy đổi theo giá trị các hợp đồng BT đổi đất lấy hạ tầng. Tổng diện tích đất mà doanh nghiệp này có tại khu Thủ Thiêm gần gấp 10 lần lô đất đấu giá của Tân Hoàng Minh. Phần lớn các lô đát của CII ở các vị trí đắc địa ở khu Thủ Thiêm mà doanh nghiệp này có được với giá giá thấp hơn rất nhiều so với giá mà Tân Hoàng Minh đấu giá.
Mặc dù nắm giữ quỹ đất vàng rất lớn và triển khai nhiều dự án nổi bật nhưng CII ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn: chỉ hơn 520 tỷ trong 20219 và 472 tỷ trong 2020 và giảm sút trong quý III/2021 do tác động của dịch Covid -19 khiến nhiều hoạt động bị tạm dừng.
Gần đây, nhiều cổ phiếu bất động sản cũng tăng mạnh theo diễn biến giá đất như: NBB, DXG, PDR, SSH, NVL...
Trong phiên hôm qua 6/1, dòng tiền đổ mạnh vào các cổ phiếu bất động sản. Bộ 3 nhóm Vin của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp đà bứt phá, với VRE tăng trần, VHM tăng 1,5% và VIC tăng 4,5%. Nhóm FLC hầu hết tăng mạnh, thậm chí HAI, KLF, AMD tăng trần.
Nhiều mã bất động sản và xây dựng khác tăng trần như CTD, DXG, HAR, ITA, OGC, QCG, SCR, VNE, VPH, L14.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 7/1
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu chịu áp lực chốt lới khiến VN-Index giảm nhẹ từ vùng đỉnh lịch sử quanh 1.530 điểm.
Theo VDSC, nhịp điều chỉnh của VN-Index tương đối nhỏ và đã nhanh chóng hồi phục trở lại. Mặc dù chỉ số vẫn thận trọng khi trở lại vùng 1.535 điểm và lùi bước, do áp lực bán vẫn tranh thủ chốt lời, nhưng không thể phủ nhận động thái hỗ trợ của dòng tiền. Hiện tại, diễn biến tranh chấp của VN-Index chưa kết thúc và có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch 7/1.
Dù vậy, VDSC vẫn cho rằng có thể kỳ vọng chỉ số sẽ dần tăng và hướng đến vùng 1.550 điểm trong thời gian tới. Diễn biến phân hóa đang là điểm nổi bật trên thị trường và nhóm VN30 vẫn còn kém so với thị trường chung, do sự phân hóa mạnh và chênh lệch tăng giảm giữa các cổ phiếu trong nhóm.
Chốt phiên chiều 6/1, chỉ số VN-Index tawng 6,07 điểm lene 1.528,57 điểm. HNX-Index tăng 0,94% lên 484,89 điểm. Upcom-Index tăng 0,14% lên 114,42 điểm. Thanh khoản đạt 42 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.
V. Hà