Đáo hạn là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành ngân hàng khi khách vay vốn hoặc gửi tiết kiệm đến kỳ hạn thanh toán. Đáo hạn sổ tiết kiệm là nghiệp vụ giao dịch được giải quyết giữa ngân hàng và người gửi tiết kiệm khi sổ/thẻ/tài khoản tiết kiệm đến hạn thanh toán gốc và lãi.
Thông thường có hai cách đáo hạn sổ tiết kiệm là tất toán sổ trực tuyến và tất toán tại quầy.
Trong đó, tất toán sổ trực tuyến chỉ dành cho tài khoản tiết kiệm online. Toàn bộ thao tác thực hiện qua ứng dụng Mobile Banking hoặc internet banking 24/7 và không cần giấy tờ tùy thân.
Tất toán tại quầy giao dịch dành cho tất cả các hình thức sổ, tài khoản tiết kiệm. Quá trình tất toán được hỗ trợ trực tiếp bởi giao dịch viên. Khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu.
Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?
Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm được hiểu là ngày cuối cùng của kỳ hạn gửi tiết kiệm còn hiệu lực. Lúc này, ngân hàng sẽ thực hiện tất toán và gửi cho khách hàng toàn bộ tiền gốc và lãi theo thỏa thuận.
Cách tính ngày đáo hạn dựa trên ngày bắt đầu cộng với kỳ hạn gửi. Chẳng hạn, nếu mở tài khoản tiết kiệm vào ngày 2/1 với kỳ hạn gửi 6 tháng thì ngày 2/7 đáo hạn sổ tiết kiệm của bạn và thời gian đáo hạn sổ 180 ngày.
Lãi suất đáo hạn
Lãi suất đáo hạn gửi tiết kiệm có sự khác nhau tùy vào từng trường hợp như tất toán đúng thời gian đáo hạn, tất toán sớm hơn ngày đáo hạn, tất toán sau ngày đáo hạn...
Tất toán sớm hơn ngày đáo hạn: Nếu tất toán sớm hơn ngày đáo hạn thì tiền lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Với trường hợp này, số ngày hưởng lãi được tính từ ngày đầu tiên của kỳ hạn đến ngày tất toán sổ tiết kiệm. Mức lãi cao nhất khoảng 1% một năm.
Tất toán sau ngày đáo hạn: Nếu quá thời gian đáo hạn nhưng không đáo hạn thì phần lãi sẽ tự động nhập gốc và được chuyển sang kỳ hạn tiếp theo.
Tất toán đúng thời gian đáo hạn: Việc tất toán không đúng thời gian đáo hạn sẽ khiến người gửi hưởng mức lãi suất thấp. Vì vậy, khách hàng cần nắm rõ thời gian đáo hạn để đáo hạn đúng thời gian quy định của sổ tiết kiệm.