Nhắc đến Triệu Vy, có lẽ điều đầu tiên ai cũng nghĩ đến chính là nàng én nhỏ trong "Hoàn Châu Cách Cách", bộ phim gắn liền với tuổi thơ một thời của thế hệ 8x, đầu 9x. Gần đây cô đang bị vướng vào vụ lùm xùm chưa rõ nguyên nhân nhưng được cho là bị “phong sát” và đồn là “tội phạm truy nã quốc tế”.
Năm 2009, Triệu Vy và doanh nhân giàu có Huỳnh Hữu Long kết hôn. 1 năm sau, cô sinh con gái Huỳnh Tân, tên thường gọi là Tiểu Tứ Nguyệt. Năm 2019 từng có tin đồn Triệu Vy bí mật sinh con trai, lúc đó đã được 4 - 5 tuổi. Tuy nhiên đến nay thông tin này chưa được kiểm chứng hay xác nhận bởi những người liên quan.
Năm 2027 - 2018, Triệu Vy từng tham gia chương trình tạp kỹ “Nhà hàng Trung Hoa” (mùa 1, 2). Trong đó, cô đóng vai trò là cửa hàng trưởng điều hành việc kinh doanh của một nhà hàng chuyên món Hoa mà nhân viên là các nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc. Ở một tập của chương trình này, Triệu Vy đã có một màn thảo luận kinh nghiệm nuôi dạy con với một vài người mẹ khác và hết sức được tán đồng.
Triệu Vy: “Giáo dục trẻ em, điều cấm kỵ lớn nhất là nuông chiều trẻ!” - Phụ huynh đồng tình
Nội dung video cụ thể như thế này: Một nhóm các bà mẹ Trung Quốc đưa con đến du lịch ở Koh Chang, Thái Lan. Họ vô cùng bất ngờ sau khi bắt gặp một nhà hàng Trung Quốc ở đây. Nhà hàng này chính là nhà hàng của chương trình tạp kỹ “Nhà hàng Trung Hoa” do Triệu Vy làm cửa hàng trưởng.
Một cậu bé 4 tuổi gọi món sườn xào chua ngọt. Hôm đó rất đông khách, trong bếp lúc này nồi niêu xoong chảo ngổn ngang, tiếc là lại không có sườn tươi, chỉ có sườn rang tỏi đã qua chế biến.
Cậu bé liên tục thúc giục: "Sao sườn chua ngọt của con vẫn chưa có?"
Để đánh lạc hướng sự chú ý của vị khách nhí này, cửa hàng trưởng Triệu Vy liên tục khen cậu bé đẹp trai, thậm chí còn đẹp trai hơn cả nam tài tử Trần Khôn.
Cậu bé lúc này đã yên lặng hơn, nhưng không lâu sau bắt đầu đập bàn và đá vào ghế một cách thiếu kiên nhẫn. Mẹ cậu bé nhìn theo từng cử động của con trai mình với một nụ cười và không ngăn cản hành vi của cậu.
Sau đó, món sườn chua ngọt mà cậu bé muốn cuối cùng cũng xuất hiện. Triệu Vy yêu cầu cậu nhanh chóng nếm thử.
Cậu nhóc nếm thử rồi ném trở lại vào bát. Triệu Vy cười nói: "Đây là món do cô tự mình xuống bếp làm, sườn nấu tỏi chua ngọt. Con phải ăn nhiều hơn nha".
Thằng bé bĩu môi, gạt cái bát sang một bên và nói: "Khó ăn lắm! Con không ăn đâu! Con không ăn đâu!" Sau đó, chạy ra ngoài chơi.
Mẹ cậu bé ở bên cạnh, không nói gì.
Triệu Vy đuổi theo đứa trẻ và nói: "Anh chàng đẹp trai, trời mưa, đừng ra ngoài chơi, lỡ dính mưa sẽ bị cảm lạnh."
Cậu bé không chịu nghe và tiếp tục chạy. Nó vừa chạy vừa nói: "Món sườn chua ngọt này là món khó ăn nhất mà cháu từng ăn! Cháu muốn cái trước đây!”
Chứng kiến điều này, nhiều bậc phụ huynh không khỏi chạnh lòng: Đằng sau những đứa trẻ ăn không ngon, hay đòi hỏi, luôn phải có cha mẹ chạy theo cho ăn; và đằng sau việc cho ăn vẫn có những cha mẹ quá nuông chiều con.
Sau đó, camera chuyển sang quầy bar của nhà hàng Trung Quốc. Một số bà mẹ đã có mặt để trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con cái với Triệu Vy.
Một trong những bà mẹ có con trai tuổi “teen” nói: "Con tôi nói rằng nó sẽ không bao giờ ra ngoài chơi với tôi nữa".
Triệu Vy hỏi: "Tại sao? Vì sao thằng bé lại con thường mẹ như vậy?"
Người mẹ tiếp tục nói: "Thằng bé coi thường tôi ở mọi nơi. Vị trí của tôi trong gia đình được xếp cuối cùng. Bà nội chiều chuộng thằng bé quá mức, nó luôn cảm thấy vị trí của mình ở nhà là số một!”
Triệu Vy: "Chị không thể để con trai mình có cảm giác ưu việt như vậy. Sau này về già, nó sẽ cho rằng chị không quan trọng đến vậy. Chị cũng không thể quá nuông chiều nó!"
Các bà mẹ ngay lập tức đồng ý với tuyên bố của Triệu Vy.
Trẻ em ngày nay có địa vị rất cao trong gia đình; bất cứ điều gì vui vẻ và ngon miệng, người lớn cũng sẽ dành cho trẻ.
Theo thời gian, trẻ nghĩ rằng mình hiển nhiên phải được đối xử đặc biệt, thậm chí nó còn ước rằng trái đất chỉ xoay quanh mình. Dần dần trẻ ngày càng ích kỷ, còn người lớn ngày càng kém uy tín.
Một học giả từng nói: Những bậc cha mẹ nuông chiều con, hãy nhớ rằng tất cả những gì các anh chị làm thay cho con; để con không làm bất cứ điều gì thì việc này chỉ có hại cho con mà thôi. Trẻ em không cần nuông chiều, chúng phải có khả năng làm tròn trách nhiệm của bản thân; nuông chiều và nuông chiều quá mức, kết quả chỉ làm hỏng trẻ.
Trẻ phải nhận thức được: “Thế giới không xoay quanh trẻ”
Trẻ nhỏ có tính tự ái, chúng nghĩ rằng chúng là trung tâm của thế giới. Trẻ em cần phải phá vỡ lòng tự ái tự nhiên này trong việc khám phá bản thân. Quá trình khám phá này chủ yếu bắt đầu ở tuổi lên 2. Trẻ cần hiểu xã hội và tìm vị trí của mình trong xã hội mà khi trẻ chưa bước vào xã hội thì cha mẹ và người thân đại diện cho xã hội.
Cha mẹ chiều chuộng con cái một cách mù quáng và nuông chiều mọi ham muốn và yêu cầu của chúng, họ nói với con cái rằng tất cả những mong muốn của chúng là hợp lý và xã hội nên được thỏa mãn. Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, lòng tự ái tự nhiên của đứa trẻ sẽ không gặp phải những bước lùi thực sự.
Một số trẻ may mắn, sau khi rời xa cha mẹ, chúng trải qua những thăng trầm ở trường mẫu giáo hoặc tiểu học, có được kinh nghiệm sống quý giá, biết mình đang ở đâu và hiểu rằng mình phải thích nghi với môi trường thay vì môi trường phải thích nghi với mình. Một số không được may mắn như vậy, chúng suôn sẻ và mở rộng cái tôi vô hạn. Nhưng khi bước vào xã hội thực, tính tự cao tự đại của chúng bị ảnh hưởng nặng nề và môi trường xã hội sẽ tàn phá lòng tự ái được củng cố trong thời gian dài của trẻ một cách tàn nhẫn. Lúc này, trẻ sẽ “một mình chống lại xã hội”, và những gì trẻ phải đối mặt chính là thảm họa.
(Ảnh minh họa)
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng những người khác sẽ không chiều chuộng con bạn, cha mẹ phải nhận thức được điều này trước tiên. Trong quá trình khám phá của trẻ, thất vọng là kinh nghiệm cần thiết cũng như kinh nghiệm không thể tránh khỏi. "Ở độ tuổi 0-2, việc đáp ứng nhu cầu của trẻ như thế nào sẽ không mắc phải sai lầm lớn, nhưng bắt đầu từ 2 tuổi, cha mẹ một mặt phải tôn trọng sự khám phá của trẻ, đồng thời để trẻ học cách tôn trọng người khác; làm cho trẻ ý thức được thế giới không xoay quanh trẻ, người khác ai cũng quan trọng như trẻ. Trẻ muốn yêu chính mình thì đồng thời cũng phải yêu người khác”.
Tình yêu thương không chỉ là sự cho đi, đó là sự cho đi hợp lý và cho đi không hợp lý; nó là sự khen ngợi hợp lý và sự phê bình hợp lý; nó là sự tranh chấp, chống đối hợp lý và khuyến khích, thúc giục, an ủi hợp lý. Cái gọi là hợp lý là một loại phán đoán, không thể chỉ bằng trực giác mà quyết định được mà phải quyết định sau khi đã trải qua suy nghĩ và đôi khi là những lựa chọn không mấy dễ chịu.
Nuông chiều không phải là tình yêu đích thực! Tình yêu đích thực rất phức tạp và gian nan, đòi hỏi sự suy nghĩ nghiêm túc và không ngừng đổi mới. Ngược lại, sự nuông chiều, nghe có vẻ hy sinh nhưng thực ra là lười biếng, thiếu suy nghĩ, cổ hủ, cứng nhắc và bất biến. Điều lười biếng nhất trong việc làm cha mẹ chính là sự chiều chuộng vô độ, bởi vì những bậc cha mẹ làm việc này thực chất là đã bỏ tư duy của bản thân, để những đứa trẻ không có khả năng kiểm soát, ra lệnh.
Vì vậy, vì sự phát triển lành mạnh của con cái trong tương lai, các bậc cha mẹ hãy giống Triệu Vy, đừng quá nuông chiều con!
Theo Bảo Châu - Vietnamnet