Đang ăn lẩu thì bếp từ phát nổ, 6 người gặp nạn: Nguyên nhân là thứ ai cũng có sẵn trong người

18/11/2023 20:44

Bếp từ nhìn chung an toàn, nhưng nếu dùng không đúng cách thì rất có thể gây ra cháy nổ.

Không thể phủ nhận rằng, bếp điện từ (hay bếp từ) đang được nhiều gia đình lựa chọn. Loại bếp này không chỉ đảm bảo hiệu suất mà bếp từ còn an toàn với người sử dụng, đặc biệt là nhà có em nhỏ khi chúng có khả năng nguội nhanh và khóa an toàn.

Tuy nhiên, dù nhiều ưu điểm đến mấy mà chúng ta sử dụng sai cách thì cũng có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc.

Năm 2019, ông Vương và gia đình đang dùng bữa tại một nhà hàng ở An Huy (Trung Quốc) thì bất ngờ xảy ra một vụ nổ. Vụ tai nạn khiến 6 người bao gồm gia đình ông Vương và người phụ trách nhà hàng bị thương.

Kết quả điều tra của cảnh sát sau đó cho thấy vụ tai nạn là do bếp từ trong bếp phát nổ. Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ chính là do người nhà để điện thoại gần bếp.

Bếp từ tưởng chừng an toàn và tiện lợi hơn bếp gas nhưng trên thực tế, chúng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về an toàn. Thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng từ tính. Khi bật bếp, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Lúc này, chúng sẽ kết hợp lại, đưa nhiệt độ làm nóng đáy nồi, từ đó làm chín thức ăn bên trong.

Bếp điện từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó.

Đang ăn lẩu thì bếp từ phát nổ, 6 người gặp nạn: Nguyên nhân là thứ ai cũng có sẵn trong người-1
Hình minh họa. Ảnh: Weibo

Điện thoại thường chứa sắt và các nguyên tố kim loại khác bên trong, dễ gây nổ khi đặt cạnh bếp từ. Vì vậy, khi sử dụng bếp từ, ngoại trừ các dụng cụ nấu ăn phù hợp, không được đặt bất kỳ chất kim loại nào khác lên bề mặt bếp từ, đặc biệt là điện thoại di động.

Ngoài ra, khi sử dụng bếp từ, chúng ta còn cần ghi nhớ những điều sau:

1. Thường xuyên vệ sinh bếp

Bếp từ sau thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện những vết dầu mỡ hoặc thức ăn thừa bám chặt trên bề mặt kính. Vấn đề này không chỉ khiến bếp mất thẩm mỹ mà còn làm giảm khả năng gia nhiệt, gây hao tốn điện năng sử dụng của thiết bị. Thậm chí về lâu dài, nó có thể gây mất chênh lệch nhiệt độ, dễ gây nứt vỡ mặt kính bếp.

Chính vì vậy, tốt hơn hết hàng ngày mỗi khi sử dụng xong, người dùng hãy đợi khoảng 15 - 20 phút cho bếp nguội, rồi dùng khăn vải mềm cùng chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bếp. Việc này vừa giúp bếp được bền hơn, sử dụng tốt hơn và tiết kiệm thời gian, công sức hơn so với những lần tổng vệ sinh cuối tuần.

2. Sử dụng bếp ở nhiệt độ phù hợp

Khi nấu ăn, dù là với bếp từ hay bất kỳ loại bếp nào khác, nhiều người dùng thường quan niệm rằng cứ bật ở nhiệt độ cao nhất liên tục, thì thức ăn sẽ chín nhanh hơn. Tuy nhiên đây là điều sai lầm.

Theo các chuyên gia, đặc biệt là với bếp từ, việc nấu ở nhiệt độ cao liên tục sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ đồng thời ăn mòn bếp nhanh hơn. Người dùng chỉ nên sử dụng nhiệt độ tối đa trong khoảng vài phút của đầu chu trình nấu nướng, sau đó chuyển về chế độ trung bình hoặc thấp.

Đang ăn lẩu thì bếp từ phát nổ, 6 người gặp nạn: Nguyên nhân là thứ ai cũng có sẵn trong người-2
Hình minh họa. Ảnh: Sohu

3. Lựa chọn nồi phù hợp

Khác với bếp gas, bếp từ được đánh giá "kén" nồi hơn. Vì vậy người dùng cần trang bị riêng một bộ nồi riêng, phù hợp với bếp, giúp nấu ăn hiệu quả và không gây lãng phí điện năng.

Nồi dùng cho bếp từ nên được làm bằng inox, gang, sắt hoặc thép không gỉ. Những chất liệu này có khả năng nhiễm từ và hấp thụ nhiệt tốt, giúp tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, ưu tiên lựa chọn các loại có đáy bằng phẳng. Việc đáy nồi không bằng phẳng khi được trang trí trí quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới khả năng hấp thụ và truyền nhiệt từ bếp đến nồi xoong.

Khi chọn mua nồi cho bếp từ, cũng nên cân đối dựa trên kích thước của bếp, không nên mua nồi quá to hay quá nhỏ so với bếp. Người dùng cũng có thể xem dưới đáy nồi, nếu có ký hiệu cuộn dây điện trở từ trường như hình ảnh dưới đây, thì sản phẩm đó phù hợp dùng trên bếp từ.

Theo Đời sống và Pháp luật

Theo tintuconline.com.vn
https://tintuconline.com.vn/meo-vat/dang-an-lau-thi-bep-tu-phat-no-6-nguoi-gap-nan-nguyen-nhan-la-thu-ai-cung-co-san-trong-nguoi-n-582730.html
Copy Link
https://tintuconline.com.vn/meo-vat/dang-an-lau-thi-bep-tu-phat-no-6-nguoi-gap-nan-nguyen-nhan-la-thu-ai-cung-co-san-trong-nguoi-n-582730.html
Bài liên quan
  • Nói dối vì...yêu
    Nhiều người luôn khăng khăng đòi sự thật và cho rằng sự trung thực, thật thà là giá trị làm nên sự bền vững của hôn nhân. Nhưng trải nghiệm cuộc đời nhiều hơn mới thấy, đôi khi nói dối cũng là một biểu hiện của yêu thương một người.
  • Nghĩ yêu lên để đời ta được vui
    Không phải là nghĩ vui lên mà là nghĩ yêu lên! Tuần mới, thử cách này xem đời bạn có vui lên như tôi không nhé!
  • Chị chồng đưa em dâu đi tìm bạn trai, nhiều người xúc động
    Chồng mất đã lâu, người phụ nữ được chị chồng hộ tống lên chương trình mai mối tìm bạn đời khiến nhiều người bất ngờ.
  • Tự làm nước rửa bát tại nhà 100% thiên nhiên
    Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể tự làm nước rửa bát tại nhà với nguyên liệu 100% thiên nhiên, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ làn da.
  • Cách làm sạch thực phẩm gồm 4 bước của người Nhật
    Quy trình làm sạch thực phẩm của người Nhật Bản thường gồm 4 bước, giúp đảm bảo an toàn vì có thể loại bỏ tối đa lượng chất bẩn, chất độc và vi sinh vật gây hại.
  • 6 "bí kíp" chung sống với mẹ chồng khó tính
    Chung sống hòa bình với mẹ chồng khó tính là một thách thức. Đôi khi, cái tôi tuổi trẻ còn gia tăng thêm cảnh “cơm không lành” giữa mẹ chồng-nàng dâu. Sau đây là những cách mà các nàng dâu có thể tham khảo để duy trì hòa khí với mẹ chồng.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đang ăn lẩu thì bếp từ phát nổ, 6 người gặp nạn: Nguyên nhân là thứ ai cũng có sẵn trong người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO