Năm 1872, đường Lê Duẩn được thành lập và có tên là "đại lộ Norodom". Đến thế kỷ 19, khi con đường được đổi tên thành "đại lộ Thống Nhứt". Năm 1986, Ủy ban nhân dân TPHCM quyết định đổi tên thành đường Lê Duẩn như hiện nay (Ảnh: Trần Đạt).
Đường Lê Duẩn dài khoảng 2km, thoáng đãng và là một trong những con đường không bao giờ bị kẹt xe, đây là điều cực kỳ hiếm thấy ở TPHCM. Ngoài ra, đây còn là con đường thẳng tắp nối liền hai điểm xanh - đỏ của TPHCM, một là Thảo Cầm Viên - lá phổi xanh của Trung tâm thành phố và một là biểu tượng đỏ Anh hùng của thành Phố - Dinh Thống Nhất (Ảnh: Dave De Milner - Trần Đạt).
Mảnh xanh lớn của tuyến đường đến từ công viên 30-4. Nơi quy tụ nhiều cây cổ thụ lớn. Công viên này kéo dài từ Dinh Độc Lập đến Nhà Thờ Đức Bà, đem đến bóng mát cho con đường này. Người dân thành phố thường tập trung tại công viên để nghỉ ngơi và thư giãn (Ảnh: Terry Fincher - Trần Đạt).
HIện nay, đường Lê Duẩn thường được chọn để tổ chức những sự kiện của thành phố trong các dịp lễ (Ảnh: Iparkes - Trần Đạt).
Trải dọc con đường Lê Duẩn còn có các cơ quan chính phủ gồm Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Pháp, Đức... (Ảnh: Dave De Milner - Trần Đạt).
Năm 1975, đường Lê Duẩn chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng của TPHCM. Vào trưa ngày 30/4/1975, xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập là hai chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu "843" và T-59 mang số hiệu "390" đã húc đổ cánh cổng của Dinh Độc Lập (Ảnh: Herve GLOAGUEN - Trần Đạt).
Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước, là "địa chỉ đỏ" của Thành phố Anh hùng, chứng nhân của biết bao sự kiện thăng trầm. Dinh Độc Lập ngày nay là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan (Ảnh: Thomas W. Johnson - Trần Đạt).