Kết quả khảo sát của Đại học Harvard cho thấy những đứa trẻ có đặc điểm sau đây khi còn nhỏ sẽ hoàn thành 85% trình độ đại học, có thu nhập cao hơn 30% so với mức lương trung bình khi trưởng thành và có một gia đình hạnh phúc.
1. Tự lập và tự biết chăm sóc
Đại học Harvard đã khảo sát một cách đặc biệt những người có khả năng tự chăm sóc bản thân khi còn nhỏ và những người được bố mẹ chăm sóc.
Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ có việc làm của những người có khả năng tự chăm sóc bản thân từ khi còn nhỏ cao hơn gấp 5-10 lần so với những người được bố mẹ chăm sóc.
Điều này có nghĩa rằng những người có khả năng tự chăm sóc bản thân từ thời thơ ấu thường có nhiều cơ hội tìm được việc làm tốt hơn.
Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm của họ cũng được phát triển mạnh mẽ. Khi gặp khó khăn, họ không trốn tránh trách nhiệm mà tìm cách giải quyết vấn đề.
Cách suy nghĩ này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Tỷ lệ có việc làm của những người có khả năng tự chăm sóc bản thân từ khi còn nhỏ cao hơn gấp 5-10 lần so với những người được bố mẹ chăm sóc. Ảnh minh họa
2. Độc lập từ nhỏ
Nhà tâm lý học Maslow đã nghiên cứu chi tiết những người thành công như Einstein, Beethoven, Lincoln, Goethe, Spinosa... và nhận ra rằng những nhân vật kiệt xuất này thể hiện tính cách độc lập ngay từ khi còn nhỏ.
Thay vì dựa dẫm vào người khác, họ thích tự giải quyết các vấn đề và có nhu cầu độc lập.
Tính cách độc lập là đặc điểm chung của hầu hết những người thành công và nó thể hiện trong suy nghĩ, giao tiếp xã hội, ra quyết định và lựa chọn.
Nói chung, trẻ sẽ có cảm giác tự lập sau 2 tuổi. Nếu trẻ muốn lựa chọn và đưa ra quyết định riêng vào thời điểm này thì cha mẹ không nên can thiệp.
3. Thích đọc sách
Khi được hỏi về bí quyết thành công, Warren Bufett, một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới nói rằng: "Hãy đọc 500 trang sách mỗi ngày. Đó là cách tri thức vận động, tích lũy, như thể lãi suất kép vậy".
Không kém cạnh, Elon Musk dành tới 10 tiếng mỗi ngày để đọc các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng hay Bill Gates luôn khẳng định "Đọc sách vẫn là cách tốt để tiếp cận thông tin và trí thức".
Tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Thói quen giàu có", Thomas Corley, thống kê những người giàu có thu nhập 160.000 USD mỗi năm trở lên, đọc sách để cải thiện bản thân, tiếp thu tri thức mới.
Còn những người khá giả, thu nhập 35.000 USD/năm trở xuống đọc sách chủ yếu là giải trí.
Thomas Corley, thống kê những người giàu có thu nhập 160.000 USD mỗi năm trở lên, đọc sách để cải thiện bản thân, tiếp thu tri thức mới. Ảnh minh họa
4. Khả năng tập trung cao
Theo nghiên cứu của Đại học Harvad, trong cùng một lớp, nguyên nhân khiến học sinh điểm cao, điểm kém không phải chênh lệch về chỉ số thông minh mà là khả năng tập trung.
Bệnh mất tập trung ở trẻ khá phổ biến và ảnh hưởng lớn đến học tập cũng như quá trình phát triển não bộ.
Nhà tâm lý học William James từng nói: "Cách giáo dục tốt nhất là thúc đẩy sự tập trung của trẻ".
Một người dám mơ ước thì ước mơ sẽ trở thành hiện thực, nhưng nếu không biết tập trung vào đúng việc thì ước mơ đó chỉ có thể để ngắm.
Sự tập trung đồng nghĩa với việc trẻ sẽ nỗ lực hết mình trong công việc đang thực hiện mà không bị chi phối bởi bất kỳ hành động nào khác.
Tập trung là một năng lực rất cần của con người để học tập, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp.
Khi tập trung làm việc, sau khi hoàn thành và đạt được kết quả như mong muốn, trẻ sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa.
5. Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Mối quan hệ với xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Chúng ta cần tương tác với người khác suốt đời và điều này không chỉ đem lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân.
Sở hữu kỹ năng năng giao tiếp tốt giúp trẻ xây dựng được nhiều mối quan hệ. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ có thêm nguồn tài nguyên và cơ hội để phát triển tiềm năng đồng thời giảm bớt thời gian và năng lượng cần thiết để cạnh tranh trong cuộc sống.
Warren Buffett đưa ra lời khuyên cho những bạn trẻ, ông khẳng định không có gì tốt hơn là "hãy đầu tư vào bản thân" và một trong những yếu tố quan trọng là kỹ năng giao tiếp.
"Khi còn trẻ, chẳng có cách nào trau dồi bản thân tốt hơn việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt, thành công, cơ hội sẽ tìm tới bạn. Tầm bằng duy nhất tôi treo trong phòng mình là giấy chứng nhận giao tiếp được chính tay Dale Carnegie - nhà thuyết trình người Mỹ trao cho vào năm 1952. Không có kỹ năng giao tiếp, bạn chẳng thể thuyết phục ai mặc cho tài năng của bạn cao đến cỡ nào đi chăng nữa", Buffett nói.
Doanh nhân, tỷ phú Richard Branson cũng đồng ý rằng việc có thể giao tiếp tốt là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định thành công. Trong một bài đăng năm 2016, vị doanh nhân người Anh chia sẻ:
"Ngày nay, để có thể trở thành doanh nhân thành công, bạn cũng phải là một người biết cách kể chuyện, hay là một storyteller. Tất nhiên, việc kể một câu chuyện hay sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu sản phẩm hay ý tưởng mà bạn tạo ra là đồ bỏ đi. Nhưng tạo ra một sản phẩm tuyệt vời cũng là chưa đủ, bạn cần phải tìm ra cách để mọi người biết đến nó nhiều hơn".
6. Làm việc nhà từ khi còn nhỏ
Năm 1938, một học giả Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát 456 thanh niên trong 75 năm và kết luận rằng: Những đứa trẻ làm việc nhà có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.
Năm 2014, Viện khoa học Giáo dục của Trung Quốc cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát với 20.000 học sinh tiểu học ở 4 tỉnh, kết quả cho thấy trẻ em biết làm việc nhà cao gấp 27 lần nhóm trẻ còn lại.
Khi làm việc nhà, các ngón tay thực hiện một một số động tác phức tạp. Điều này giúp tăng cường máu lên não, tạo điều kiện để trẻ linh hoạt hơn.
Những đứa trẻ có thể làm việc nhà khi trưởng thành cũng có tinh thần trách nhiệm và độc lập hơn.
Những đứa trẻ làm việc nhà có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai. Ảnh minh họa
7. Tính tự giác và làm chủ bản thân
Khả năng tự giác đề cập đến những mục tiêu mà trẻ đặt ra, phải tiến hành đúng thời hạn mà không được lười biếng hay bỏ cuộc.
Với những trẻ không có khả năng tự chủ trong cuộc sống, thường chỉ có thể làm tốt nếu được "cầm tay chỉ việc" thậm chí là chỉ rồi vẫn làm sai vì không có sự tự tin, đồng thời phải có sự kiểm soát liên tục mới có thể hoàn thành công việc.
Ngay từ bé, nếu trẻ không được tập cho tính tự giác, dẫn đến thiếu tự tin. Một khi không tin vào bản thân thì không thể tự chủ trong công việc, từ chuyện học cho đến chuyện làm.
Và khi đã không có sự tự chủ thì cũng khó có tinh thần tự lập cho cuộc đời của trẻ sau này.
8. Mặt dày" - khả năng đối mặt với những thất bại
Ông Nhậm Chính Phi - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn công nghệ Huawei từng nói: "Chỉ những người không biết xấu hổ mới có thể trở thành người thành công".
Ngày nay trẻ em rất dễ nản chí khi bị giáo viên và cha mẹ phê bình. Tuy nhiên, với những đứa trẻ "mặt dày" không chỉ nghe lời, chúng còn chăm chỉ làm việc để đạt mục tiêu thay vì dễ dàng xấu hổ và sớm bỏ cuộc.
Khi đối mặt với khó khăn, thất bại, những trẻ em này có khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn.
9. Thích suy nghĩ
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng thích suy nghĩ là một đặc điểm mà tất cả những người thành công đều có.
Khảo sát qua bài kiểm tra IQ cho thấy những đứa trẻ hay suy nghĩ có điểm IQ trung bình cao hơn 10-20 điểm so với những đứa trẻ không hay tư duy.
Theo Gia Đình & Xã Hội