Đại gia kín tiếng, bạo tay chi trăm tỷ trả nợ cho FLC

02/08/2022 09:47

Nhân tố mới ra mắt lãnh đạo FLC đã cho doanh nghiệp này vay hơn 620 tỷ đồng, giúp tập đoàn giảm bớt gánh nặng nợ vay.

Theo BCTC quý II/2022, tổng tài sản của Tập đoàn FLC (FLC) đến ngày 30/6/2022 đạt 36.300 tỷ đồng, tăng 7,4% so với đầu năm. Trong đó, các khoản thu ngắn hạn đạt 15.406,9 tỷ đồng, tăng 13,4%, chiếm 42,4%.

Về nợ phải trả của FLC ở mức hơn 27.569 tỷ đồng, tăng 14,5%. Trong đó, số dư người mua trả tiền trước ngắn hạn đạt 6.980 tỷ đồng, tăng khoảng 1.951 tỷ đồng so với đầu năm.

Tổng nợ vay của FLC tại các ngân hàng đến hết quý II đã giảm gần 2.700 tỷ đồng. Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính đã được bù đắp một phần bởi hai khoản vay của cá nhân là của ông Lê Thái Sâm với quy mô lên đến 621 tỷ đồng và của CTCP Tập đoàn Homeliday 185 tỷ đồng.

Kết thúc quý II, FLC lỗ sau thuế 640 tỷ đồng.

Với quy mô vay ngắn hạn và dài hạn của FLC tính đến cuối quý II/2022 là 5.100 tỷ đồng, giảm 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Cụ thể, vay dài hạn giảm từ 4.169 tỷ xuống 2.450 tỷ đồng, trong khi vay ngắn hạn tăng hơn 600 tỷ, lên mức 2.676 tỷ đồng.

Ông Lê Thái Sâm là thành viên HĐQT FLC mới được bổ nhiệm ngày 2/7/2022. Trong biên bản ĐHCĐ bất thường năm 2022 lần hai của FLC, ông Sâm có số phiếu bầu cao nhất, đạt 265,9 triệu cổ phần, tương đương 100,26% (bầu dồn phiếu) số cổ phần tham dự đại hội.

Mặc dù là nhân tố rất quan trọng, nhưng về lý lịch, ông Lê Thái Sâm ít được biết đến. Ngay cả FLC cũng cung cấp rất ít thông tin về nhân vật quan trọng này.

Kết thúc quý II, FLC lỗ sau thuế 640 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do phát sinh khoản lỗ đột biến hơn 317 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết. Ngoài ra, doanh thu tài chính cũng giảm mạnh, còn 1/10 so với cùng kỳ năm ngoái.

Về việc cá nhân cho doanh nghiệp vay tiền để giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh được ghi nhận với CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) trong năm 2021.

Nhờ vậy, kết thúc quý II/2021, tổng tài sản của QCG đạt hơn 10.600 tỷ đồng, giảm 800 tỷ so với 6 tháng trước, chủ yếu do giảm giá trị hàng tồn kho. Nợ phải trả của doanh nghiệp là 6.400 tỷ đồng. Trong đó, vay nợ chỉ chiếm hơn 500 tỷ nhưng công ty đang mượn tiền các bên liên quan tổng cộng hơn 1.200 tỷ, gồm cả những cá nhân.

Cụ thể, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan là cá nhân đang cho Quốc Cường Gia Lai mượn nhiều tiền nhất với 97 tỷ đồng. Con gái bà Loan là Nguyễn Ngọc Huyền My cũng cho công ty của mẹ mượn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Lại Thế Hà, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc cùng con gái Lại Thị Hoàng Yến cũng cho Quốc Cường Gia Lai mượn tổng cộng 120 tỷ đồng.

Triển vọng, ẩn chứa rủi ro

Mặc dù thị trường chứng khoán có diễn biến thận trọng và giằng co trước ngưỡng cản 1.220 điểm của VN-Index nhưng với xu thế tăng khá tốt, thị trường đã vượt qua được áp lực cản và chốt phiên tại vùng giá cao nhất phiên. Kết phiên, VN-Index tăng 25,02 điểm (+2,07%) và đóng cửa tại 1.231,35 điểm. Thanh khoản tăng với 682 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.

Theo CTCK Rồng Việt, sau thời gian thận trọng trước ngưỡng cản 1.220 điểm của VN-Index, thị trường đã bùng nổ và vượt thành công ngưỡng cản này. Thanh khoản tăng so với các phiên trước, cho thấy mức độ quan tâm của dòng tiền đang gia tăng. Nhờ vậy, xu hướng của thị trường trong thời gian tới có thể vẫn theo chiều hướng tăng điểm và vùng 1.220 điểm trở thành vùng hỗ trợ cho thị trường trong diễn biến sắp tới.

Theo CTCK Tân Việt - TVSI, dưới góc độ phân tích kỹ thuật, thì xung lực hiện tại có thể giúp VN-Index có triển vọng hướng về vùng kháng cự xoay quanh 1.315 điểm (đỉnh của tháng 6/2022). Xu hướng hiện tại của thị trường là hồi phục ngắn hạn với biên kỳ vọng mỏng và rủi ro cao.

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/dai-gia-kin-tieng-bao-tay-chi-tram-ty-tra-no-cho-flc-2045451.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/dai-gia-kin-tieng-bao-tay-chi-tram-ty-tra-no-cho-flc-2045451.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Đại gia kín tiếng, bạo tay chi trăm tỷ trả nợ cho FLC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO