‘Cuộc sống không giá trị. Chỉ chiến thắng mới có giá trị’

Bình An | 12/05/2022 10:32

Bên trong nhà máy Azovstal ở Ukraine, những binh sỹ và người dân bị bao vây mệt mỏi, phờ phạc, thương tích và thiếu thốn trầm trọng lương thực, nước uống lẫn y tế. Người sống ở lẫn với người chết, được chôn cất dưới những mảnh vỡ và bê tông bị nghiền nát.

Những tấm hình bạn xem dưới đây được Illya Samoilenko chia sẻ với tờ Today từ tầng hầm của nhà máy thép Azovstal.

Trung úy Ilya Samoilenko, một sĩ quan tham mưu 27 tuổi của Trung đoàn Azov của Ukraine, đã bị mắc kẹt trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol bị bao vây trong hơn 70 ngày. Lực lượng này cùng với Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến của Thiếu tá Serhiy Volyna nỗ lực duy trì quyền kiểm soát Mariupol. Hiện có ít nhất 2.000 binh sĩ Ukraine vẫn đang chiến đấu tại đây.

lt-ilya-samoilenko-mariupol-mc-220512-02-8194eb_11zon.jpg
Trung úy Ilya Samoilenko trước khi bị thương mất tay trái và mắt phải.

Trong cuộc giằng cho giữa một bên cố thủ, một bên siết chặt vòng vây, Ilya hiểu tình thế nguy cấp của mình: “nhưng chúng tôi sẽ không đầu hàng, điều đó đồng nghĩa với cái chết với tất cả”, Samoilenko nói với Today Parents.

1_11zon-8-.jpg
Một người lính bị thương nặng bên trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.

Samoilenko đã chia sẻ những bức ảnh với tờ Today qua ứng dụng Telegram, trong tầng hầm nhà máy: “Tôi tương đối ổn. Đói, nhưng không chết đói. Nước không đủ. Còn sức khỏe thì tôi không bị mất tứ chi như trước nữa”.

Đó là cách nói vui, vì 4 năm trước sỹ quan trẻ này đã mất cánh tay trái, mắt phải và vô số mảnh đạn ở chân. Ilya Samoilenko tỏ ra cứng cỏi: “Tôi vẫn đang trong một cuộc chiến. Có hàng trăm chàng trai giống như tôi. Chúng tôi đang đứng vững trên đôi chân còn thiếu và sẽ chiến đấu cho đến cùng”.

2_11zon-8-.jpg

Hàng trăm thường dân, trong đó có khoảng 30 đến 40 trẻ em, vẫn bị mắc kẹt trong các boong-ke bên dưới nhà máy trong tình thế cạn kệt lương thực, nước uống, thuốc men và vật dụng y tế.

3_11zon-8-.jpg
Ilya Samoilenko cho biết các bác sĩ đã chăm sóc cho những người lính bị thương giống như trong hình, mà không có thiết bị y tế đầy đủ.

"Mọi người hầu như không sống sót. Họ đang ở bên bờ vực của cái chết. Chúng tôi cố gắng chia sẻ tất cả các nguồn lực đang có nhưng nước và thực phẩm rất hạn chế”, vị sỹ quan trẻ chia sẻ. Trong cảnh thiếu thốn đó, các bác sỹ vẫn phải cứu chữa vô số các ca bị thương nặng: chi bị đứt lìa, vết thương ở đầu, vết rách nặng, vết thương do đạn bắn và xương gãy.

4_11zon-8-.jpg
Những người lính chiến đấu trong Trung đoàn Azov đã kêu gọi Liên hợp quốc và Hội Chữ thập đỏ giúp sơ tán binh lính bị thương khỏi nhà máy thép ở Mariupol

Theo lời Illya Samolenko: “90% binh sĩ của chúng tôi bị thương. Rất nhiều người chỉ tạm bình phục đã quay trở lại chiến đấu. Không có lựa chọn nào khác vì phải đứng lên chiến đấu”.

Cuối tuần qua, tất cả phụ nữ, trẻ em và người già thường dân Ukraine được cho là bị mắc kẹt trong nhà máy thép Azovstal cùng với các binh sĩ đã được sơ tán an toàn.

5_11zon-8-.jpg
Một thương binh giơ cao dấu hiệu hòa bình và mỉm cười bất chấp thương tật.

Khi Samoilenko nói chuyện, vẫn có thể nghe rõ những tiếng ho của binh sỹ. Những người dân được sơ tán an toàn khỏi nhà máy kể rằng việc thiếu oxy, nấm mốc trong không gian ẩm thấp và bụi rớt xuống từ trần hầm khiến tất cả luôn khó thở, hắt hơi và ho sù sụ.

6_11zon-7-.jpg
Theo lời Samoilenko, 90% quân nhân bị mắc kẹt ở Mariupol là thương binh.

Ở Azovstal, người sống và người chết ở cùng nhau. Những thi thể được tập kết vào một chỗ để bảo quản và không thể mai táng tử tế là điều tất nhiên.

“Chúng tôi cố gắng bảo quản thi thể lâu nhất có thể, họ xứng đáng được tôn vinh và chôn cất với nghi thức của một buổi lễ chứ không thể là một ngôi mộ tập thể dưới những mảnh vỡ và lớp bê tông bị nghiền nát của nhà máy”.

7_11zon-7-.jpg
'Rất nhiều người đã bình phục sau những vết thương nhẹ và họ đã trở lại chiến đấu' - Samoilenko

Đó là hậu sự cho người xấu số, thực tế điều Samoilenko và các đồng đội quan tâm là thường dân không bị sơ tán đến các lãnh thổ của Nga. Đã có nhiều báo cáo về việc người Ukraine bị đem sang Nga. Một bà mẹ tên Natalia Demish, người đã trốn thoát khỏi Mariupol vào tháng Ba vừa qua đã kể rằng đứa con trai 21 tuổi của bà bị đem đến Nga và sợ rằng sẽ bị “động viên” để chống lại chính đồng bào mình.

8_11zon-7-.jpg
Một binh sĩ Ukraine bị thương được bác sĩ điều trị trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.

Samoilenko nói: “tôi hy vọng rằng người Nga sẽ giữ lời hứa và những người đã được sơ tán này sẽ đến các vùng lãnh thổ của Ukraine chứ không phải Nga. Tôi rất lo ngại về điều này ... chúng tôi không thể đảm bảo an toàn cho họ khi họ ở trong lãnh thổ của kẻ thù".

9_11zon-7-.jpg
Một binh sĩ Ukraine sưởi ấm tại nhà máy thép Azovstal.

Chàng trai trẻ bình thản trước cái chết: “trở thành một chiến binh là chấp nhận cái chết và sẵn sàng bị giết là nguyên tắc. Vì vậy chúng tôi không sợ chết. Gia đình tôi hiểu điều đó và họ chấp nhận điều này vì chính họ cũng có thể chết bất cứ lúc nào. Danh bạ điện thoại của tôi đang dần biến thành một cáo phó tập thể. Thần chết ở khắp nơi. Vậy cuộc sống của tôi có giá trị? Không! Chỉ chiến thắng mới có giá trị".

10_11zon-7-.jpg
Trogn điều kiện thiếu thốn, các binh sỹ chỉ được chữa trị một cách sơ sài.
    Bài liên quan
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    ‘Cuộc sống không giá trị. Chỉ chiến thắng mới có giá trị’
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO