Ngày 4/11/1979, hàng trăm sinh viên Iran thuộc tổ chức Muslim Student Followers of the Imam's Line xâm nhập Đại sứ quán Mỹ tại Tehran, bắt giữ hơn 60 người Mỹ làm con tin. Cuộc khủng hoảng con tin chính thức khởi đầu cho mối quan hệ đầy rẫy sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Từ đồng minh thành đối thủ
Hành động trực tiếp xuất phát từ quyết định của Tổng thống Jimmy Carter, cho phép nhà Vua Shah của Iran vừa bị phế truất và rời khỏi đất nước vài tháng, được đến Mỹ điều trị bệnh ung thư.
Việc bắt giữ con tin là lời tuyên bố sự chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ trong công việc nội bộ của Iran, đồng thời làm nổi bật uy tín quốc tế của nhà lãnh đạo cách mạng Ayatollah Ruhollah Khomeini.
Thật ra, cuộc khủng hoảng này là kết quả của hàng loạt những m âu thuẫn âm ỉ giữa hai bên. Trước tiên là xung độ về tài nguyên dầu mỏ. Các tập đoàn Anh và Mỹ đã gần như kiểm soát đa số lượng dầu mỏ của Iran từ thời điểm họ khám phá ra mỏ dầu đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, vào năm 1951, thủ tướng mới đắc cử của Iran, là một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc được đào tạo ở châu Âu, Muhammad Mossadegh, đã công bố kế hoạch quốc hữu hóa ngành dầu mỏ của quốc gia này.
Đối mặt với những biện pháp này, CIA của Mỹ và cơ quan tình báo Anh đã lập một kế hoạch âm thầm nhằm lật đổ Mossadegh và thay thế ông bằng một nhà lãnh đạo dễ kiểm soát hơn, phục vụ lợi ích của phương Tây.
Iran từ chỗ là đồng minh, được phương Tây hậu thuẫn về mọi mặt, đã quay ngoắt thành đối thủ không đội trời chung.
Diễn biến cuộc xung đột
Ngày 4 tháng 11 năm 1979, ngay sau khi Shah đặt chân đến New York, một nhóm sinh viên ủng hộ Ayatollah xâm nhập Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 66 con tin, chủ yếu là nhân viên ngoại giao và nhân viên đại sứ quán.
13 con tin được thả sau một thời gian ngắn, nhưng tình hình diễn ra tiếp tục làm leo thang căng thẳng.
Trong số 90 người ở trong khu nhà, 6 người Mỹ trốn sang các sứ quán khác. Những người không mang quốc tịch Mỹ được phóng thích. Tuy nhiên, 66 người tiếp tục bị giam giữ.
Các sinh viên dẫn những con tin bị bịt mắt tới trước ống kính máy ảnh để làm nhục hình ảnh của Washington. Người Mỹ choáng váng và mất tinh thần trước những hình ảnh này.
Để chứng tỏ thiện chí, ngày 17/11/1979, lãnh tụ Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini đã ra lệnh phóng thích con tin nữ và người Mỹ gốc Phi, chỉ để lại 52 con tin.
Lực lượng quân sự Hoa Kỳ nhanh chóng phát triển kế hoạch giải cứu. Đầu tháng 4 năm 1980, không thể đàm phán hiệu quả, chính quyền Hoa Kỳ quyết định chuyển hướng sang lựa chọn giải pháp vũ lực.
Vào ngày 24/4, một toán đặc nhiệm Mỹ đổ bộ xuông hạ cánh ở sa mạc phía đông nam Tehran vơi nhiệm vụ giải cứu con tin và đưa họ đến một điểm hẹn đã được bảo vệ trước đó.
Tuy nhiên, chiến dịch gặp khó khăn lớn. Hai trong số 8 chiếc trực thăng đã gặp sự cố trước khi đến điểm tập kết đầu tiên và một chiếc khác bị hỏng tại đó.
Không thể hoàn thành nhiệm vụ, lực lượng Mỹ cố gắng rút lui, nhưng một trong những chiếc trực thăng còn lại va chạm với một máy bay hỗ trợ. Tám quân nhân Mỹ bỏ lại thi thể.
Gánh chịu tổn thất lớn, Ngoại trưởng Cyrus Vance, người vốn phản đối chiến dịch từ trước, đã từ chức để bày tỏ sự phản đối. Mọi nỗ lực ngoại giao đều bế tắc, và các con tin bị chuyển đến các địa điểm mới.
Kết quả cuối cùng
Đến tháng 5 năm 1980, Hoa Kỳ đã thuyết phục các đồng minh thân cận thiết lập cơ chế cấm vận kinh tế đối với Iran. Tuy nhiên, lệnh cấm vận không đủ để làm yếu đuối quyết tâm của Iran.
Vào thời điểm này, cái chết của Shah và cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp tục tạo ra tình hình rối ren. Thậm chí khi chiến tranh Iran-Iraq bùng nổ, Iran vẫn giữ vững tinh thần không khoan nhượng của mình. Điều này thay đổi khi Iran thành lập một chính phủ mới vào giữa tháng 8 và chính quyền Carter lúc này chuẩn bị hết nhiệm kỳ, ngay lập tức tìm đến cuộc đàm phán.
Thỏa thuận cuối cùng được chấp thuận, ngày 21 tháng 1 năm 1981, chỉ vài giờ sau khi tân Tổng thông Ronald Reagan nhậm chức, những con tin cuối cùng cũng được thả, đánh dấu kết thúc một trong những khủng hoảng ngoại giao đau đớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Cuộc khủng hoảng con tin năm 1979 đã tạo ra những tác động lớn và đa chiều trong chính sách ngoại giao của Mỹ, đặt ra nhận thức về sự phức tạp và khó khăn khi đối mặt với một chế độ Hồi giáo cực đoan ở Iran và trong khu vực Trung Đông nói chung.
Ảnh hưởng không chỉ giới hạn ở Mỹ và Iran, mà còn mở rộng ra toàn cầu, tăng thêm căng thẳng giữa các lực lượng chống đối và ủng hộ Iran trên thế giới. Cuộc khủng hoảng con tin không chỉ là về chính trị mà còn là về lòng tự trọng dân tộc.
Những con tin, mặc dù không bị thương nặng nhưng phải đối mặt với sự không chắc chắn về tương lai của họ.