Cuộc chiến thương mại điện tử: Tốc độ giao hàng hay giải pháp kho vận?

15/07/2022 21:39

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, hiệu quả kinh doanh sẽ được tối ưu thông qua các giải pháp tự động hóa và giải pháp kho vận.

Tình hình đại dịch gần như đã được kiểm soát, tuy nhiên sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng vẫn còn. Trong suốt thời gian giãn cách xã hội, người mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào các nhà bán lẻ trực tuyến. Xu hướng ấy vẫn tiếp tục nhưng ngay cả khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ, gia tăng nhu cầu đối với các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).

Trước đại dịch, TMĐT chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ngành bán lẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, khi các chủ trương giãn cách được ban hành thì nhu cầu và sự phát triển của thương mại điện tử bắt đầu tăng trưởng và đạt đến mức 4% - 7%. Những doanh nghiệp nhạy bén nhận ra được sự dịch chuyển này đều bắt đầu xây dựng phát triển nền tảng mua bán trực tuyến. Nếu so sánh những con số này với Trung Quốc, nơi mà thị trường thương mại điện tử chiếm khoảng 25% tổng ngành bán lẻ thì dự kiến Việt Nam sẽ có nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu tư hơn trong tương lai.

Với sự chuyển dịch mạnh mẽ thúc đẩy cung, cầu và các tuyến phân phối, lĩnh vực TMĐT của Việt Nam hiện có các “ông lớn” như Shopee, Lazada, Tiki và Sendo, cùng nhiều thương hiệu mới cũng đang tìm cách để đầu tư vào các sàn thương mại điện tử. Số vốn tăng thêm này đã tích cực nâng cao hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam, mang lại lợi ích cho các nhà cung cấp, người bán và người tiêu dùng, đặc biệt là khi hệ thống giao hàng nhanh được cải thiện.

Tuy nhiên, theo ông Nelson Wu, Tổng Giám đốc BEST Inc: “Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiền mặt khi nhận hàng (COD) cao nhất lên tới 90%, đây là một hệ thống phức tạp và tốn thời gian hơn nhiều so với các phương thức thanh toán khác”.

Nhu cầu thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đã được thúc đẩy trong đại dịch và thời gian giãn cách xã hội, làm tăng mức độ phổ biến của các nền tảng ví điện tử như VNPAY và MoMo đối với người tiêu dùng. Ví điện tử mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua dự kiến sẽ là tương lai cho ngành thương mại điện tử.

Giải pháp kho hàng - phần tất yếu của TMĐT

Ông Nelson Wu chia sẻ về kinh nghiệm tìm kiếm nhà kho cho Best Inc. tại Việt Nam: “Khi mới đến Việt Nam cách đây 4 năm, tôi nhận thấy nguồn cung kho vận rất hạn chế. Tôi đã dành nhiều tháng để tìm kiếm các kho hàng phù hợp trên toàn quốc cả miền Bắc (Hà Nội) và miền Nam (TP.HCM), nhưng kết quả chỉ có các kho hậu cần truyền thống.

Sau đó, tôi đã thảo luận với một số nhà phát triển bất động sản về nhà kho được xây dựng theo nhu cầu, tiêu chuẩn của Best Inc. Tuy nhiên bất ngờ là tất cả các đối tác đều từ chối, vì loại hình này sẽ rất khó để họ cho thuê lại khi chúng tôi không còn nhu cầu thuê từ họ nữa. May mắn thay, chúng tôi đã gặp và hợp tác cùng Công ty Cổ phần và Phát triển Công nghiệp BW cùng phát triển nhà kho tự động đầu tiên của Best Inc. tại Việt Nam”.

Cuộc chiến thương mại điện tử: Tốc độ giao hàng hay giải pháp kho vận? - 1

Nhà kho tự động đầu tiên của BEST Inc. tại Việt Nam do BW phát triển.

Tầm nhìn dài hạn đã giúp Best, Inc. Việt Nam quản lý, vận hành tốt trong suốt thời kỳ giãn cách xã hội, thậm chí tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp. Gần đây, Best, Inc. Việt Nam được vinh danh là “Doanh nghiệp truyền cảm hứng nhất” tại Hội nghị Đối tác và Thương hiệu Shopee 2022.

Không chỉ Best, Inc. mà còn rất nhiều các công ty quốc tế lựa chọn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thông qua tự động hóa và giải pháp kho vận. “Hệ sinh thái không thể tự phát triển; với thương mại điện tử chiếm 4-7%, tôi tin rằng sẽ có nhiều khoản đầu tư hơn nữa đến Việt Nam trong tương lai” - ông Lance Li, Giám đốc điều hành của BW Industrial Development JSC chia sẻ.

Cuộc chiến thương mại điện tử: Tốc độ giao hàng hay giải pháp kho vận? - 2

Các công ty quốc tế tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thông qua giải pháp kho vận.

Hầu như tất cả các nền tảng thương mại điện tử đều nhận ra vai trò của giải pháp kho vận trong nâng cao trải nghiệm người dùng, đặc biệt là vào cao điểm của các mùa mua sắm. Trước đây, người tiêu dùng hài lòng với thời gian giao hàng từ hai đến năm ngày, nhưng giờ đây, cả hai phân khúc khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp đều phát sinh nhu cầu giao hàng trong ngày, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp tươi sống.

Để thành công, lĩnh vực thương mại điện tử sẽ tiếp tục đưa ra các yêu cầu lựa chọn kho hiện đại hơn, để có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc lưu trữ và giao hàng, bao gồm cơ sở hạ tầng phù hợp, hệ thống lưu trữ hàng hóa đa dạng và mạng lưới kho hàng mạnh mẽ trên khắp cả nước.

Bảo Anh
Theo vtc.vn
https://vtc.vn//cuoc-chien-thuong-mai-dien-tu-toc-do-giao-hang-hay-giai-phap-kho-van-ar687611.html
Copy Link
https://vtc.vn//cuoc-chien-thuong-mai-dien-tu-toc-do-giao-hang-hay-giai-phap-kho-van-ar687611.html
Bài liên quan
  • Thương mại điện tử Việt Nam hiện nay: cần ‘hà hơi, tiếp sức’ từ nhiều phía
    Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử ( TMĐT), việc đưa hàng Việt lên các sàn TMĐT là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn, tuy nhiên, để thành công trên các sàn TMĐT hiện nay, hàng Việt cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cuộc chiến thương mại điện tử: Tốc độ giao hàng hay giải pháp kho vận?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO