Cung điện Hoàng gia ở Stockholm: Phong cách kiến trúc đồ sộ Thụy Điển kết hợp sự tinh tế của Ý và Pháp

28/04/2023 16:02
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Từ thế kỷ 13, các quốc vương Thụy Điển đã xem Cung điện Hoàng gia ở Stockholm là nhà.

stockholm-int-1-karl-xis-galleri-copy-kungl.-hovstaterna-1200x798-1.jpg

Sau một trận hỏa hoạn phá hủy công trình trước đó vào năm 1697, kiến trúc sư theo phong cách Baroque là Nicodemus Tessin Con đã thiết kế cung điện 600 phòng theo phong cách La Mã. Khi ông Tessin qua đời, kiến trúc sư Carl Harleman đã hoàn thành công trình.

Thiết kế Cung điện Hoàng gia của ông Tessin minh họa rõ nét phong cách Baroque thời kỳ Tessin Gold. Phong cách Tessin gồm các yếu tố căn bản của phong cách baroque với kiểu trang trí phong phú và các yếu tố thiết kế đối xứng (đặc biệt là các đường cong hình chữ s trong nghệ thuật và thiết kế nội thất) nhưng chịu ảnh hưởng của Pháp và Ý, điều chưa từng có trong phong cách baroque của Thụy Điển trước đây. Trước thời của ông Tessin, nghệ thuật và kiến trúc Bắc Âu đã hình thành nên phong cách baroque sơ khai của Thụy Điển (Thời kỳ Caroline).

Từng học ở Ý và Pháp, kiến trúc sư Tessin tuân theo chuẩn mực của một số nghệ sĩ và kiến trúc sư vĩ đại của Pháp — ví dụ như, Charles Le Brun, Jean Bérain, và André Le Nôtre — trong số bạn bè của mình. Và ở Ý, ông đã theo học điêu khắc gia Gian Lorenzo Bernini và học trò của ông ta là điêu khắc gia Carlo Fontana. Ảnh hưởng của họ lên các tác phẩm của ông Tessin có thể được nhìn thấy trên gạch, vữa, và các công trình trang trí của thành trì kiến trúc Thụy Điển này.

Cung điện Hoàng gia đường bệ bằng gạch và đá sa thạch của kiến trúc sư Nicodemus Tessin Con ở Stockholm pha trộn các phong cách baroque của Pháp, Ý, và Thụy Điển, khiến công trình này trở thành một ví dụ điển hình cho phong cách Tessin Gold Baroque. Phòng Khánh tiết của cung điện này, với hàng lan can ở trên chóp, hướng về thành phố, và các phòng khách nhỏ hơn hướng vào sân bên trong mà KTS Tessin đã mô phỏng theo thiết kế sân trong của Bảo tàng Louvre ở Paris. (Ảnh: Maykova Galina/Shutterstock)
Cung điện Hoàng gia đường bệ bằng gạch và đá sa thạch của kiến trúc sư Nicodemus Tessin Con ở Stockholm pha trộn các phong cách baroque của Pháp, Ý, và Thụy Điển, khiến công trình này trở thành một ví dụ điển hình cho phong cách Tessin Gold Baroque. Phòng Khánh tiết của cung điện này, với hàng lan can ở trên chóp, hướng về thành phố, và các phòng khách nhỏ hơn hướng vào sân bên trong mà KTS Tessin đã mô phỏng theo thiết kế sân trong của Bảo tàng Louvre ở Paris. (Ảnh: Maykova Galina/Shutterstock)

Vào thời của kiến trúc sư Tessin, Vua Louis XIV và phong cách nghi lễ tao nhã của Cung điện Versailles đã ảnh hưởng đến các nghi thức của hoàng gia Âu Châu. Kiến trúc sư Tessin đã xây dựng Cung điện Hoàng gia dựa trên thiết kế thực tế của Versailles, giữ cho tư gia của hoàng gia, nhà nguyện hoàng gia, và các tòa nhà hành chính của đất nước ở gần nhau. Ông cũng sao chép một số nội thất của cung điện Pháp này, đáng chú ý là bắt chước theo Sảnh Gương (Hall of Mirrors) cho Phòng trưng bày của Karl XI.

Trong các căn phòng dành cho khách, du khách có thể thấy phong cách trang trí của thế kỷ 18, được trang trí bằng đồ nội thất Thụy Điển, hầu hết được sản xuất tại Stockholm trong thế kỷ 18 và 19.

Cung điện Hoàng gia của kiến trúc sư Tessin thể hiện tài nghệ của ông trong việc pha trộn một số phong cách Âu Châu trong khi vẫn bảo trì sự hài hòa và phong phú đặc trưng của phong cách baroque.

Kiến trúc sư Nicodemus Tessin Con bảo đảm mọi yếu tố kiến trúc của mặt tiền phía nam của cung điện này, phần hướng ra thành phố, truyền tải được sự vĩ đại của Thụy Điển. Những cây cột kiểu Corinth tao nhã kéo dài đến tận trời, các bức tượng điêu khắc những danh nhân Thụy Điển được đặt trong các ô cửa, và quốc huy của Thụy Điển treo trên ô cửa tạo hình cho lối vào giống như một khải hoàn môn cổ đại. Ô cửa dẫn đến Nhà nguyện Hoàng gia và Hội trường Quốc gia, có lẽ nhắc nhở những người bước vào trong rằng đức tin sẽ đưa đến sự quản trị tốt. (Ảnh: Per-Boge//Shutterstock)
Kiến trúc sư Nicodemus Tessin Con bảo đảm mọi yếu tố kiến trúc của mặt tiền phía nam của cung điện này, phần hướng ra thành phố, truyền tải được sự vĩ đại của Thụy Điển. Những cây cột kiểu Corinth tao nhã kéo dài đến tận trời, các bức tượng điêu khắc những danh nhân Thụy Điển được đặt trong các ô cửa, và quốc huy của Thụy Điển treo trên ô cửa tạo hình cho lối vào giống như một khải hoàn môn cổ đại. Ô cửa dẫn đến Nhà nguyện Hoàng gia và Hội trường Quốc gia, có lẽ nhắc nhở những người bước vào trong rằng đức tin sẽ đưa đến sự quản trị tốt. (Ảnh: Per-Boge//Shutterstock)
Kể từ những năm 1200, các thành viên hoàng gia mộ đạo đã có thể cầu nguyện trong nhà nguyện của cung điện. Nhà nguyện hiện tại có từ giữa những năm 1700, sau trận hỏa hoạn năm 1697. Kiến trúc sư Carl Harleman đã hoàn thiện phần trang trí nội thất mạ vàng và màu trắng tươi sáng dựa trên bản vẽ của kiến trúc sư Nicodemus Tessin Con. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Kể từ những năm 1200, các thành viên hoàng gia mộ đạo đã có thể cầu nguyện trong nhà nguyện của cung điện. Nhà nguyện hiện tại có từ giữa những năm 1700, sau trận hỏa hoạn năm 1697. Kiến trúc sư Carl Harleman đã hoàn thiện phần trang trí nội thất mạ vàng và màu trắng tươi sáng dựa trên bản vẽ của kiến trúc sư Nicodemus Tessin Con. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Tại Hội trường Quốc gia, dưới quốc huy của Thụy Điển, ngai vàng đăng quang bằng bạc của Nữ hoàng Kristina ở vị trí trung tâm. Các vị vua của Thụy Điển đã được trao vương miện trên ngai vàng bằng bạc này từ năm 1650. (Ảnh: Hakan Lind/Kungl. Hovstaterna)
Tại Hội trường Quốc gia, dưới quốc huy của Thụy Điển, ngai vàng đăng quang bằng bạc của Nữ hoàng Kristina ở vị trí trung tâm. Các vị vua của Thụy Điển đã được trao vương miện trên ngai vàng bằng bạc này từ năm 1650. (Ảnh: Hakan Lind/Kungl. Hovstaterna)
Các biểu tượng của Thụy Điển phủ lên ngai bạc của Nữ hoàng Kristina. Bạc được sử dụng trên ngôi vua này có ý nghĩa tương tự như màu trắng trong truyền thống Cơ đốc giáo, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, và hoàn hảo. Trên đỉnh ngôi vua, hai thiên thần ngự ở mỗi bên là hiện thân của công lý và trí tuệ, đang nâng một vòng nguyệt quế trên đỉnh có một vương miện. Mỗi vị quốc vương ngồi trên ngôi vua này đều tựa lưng và trái tim của mình lên quốc huy của Thụy Điển: ba chiếc vương miện. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Các biểu tượng của Thụy Điển phủ lên ngai bạc của Nữ hoàng Kristina. Bạc được sử dụng trên ngôi vua này có ý nghĩa tương tự như màu trắng trong truyền thống Cơ đốc giáo, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trắng, và hoàn hảo. Trên đỉnh ngôi vua, hai thiên thần ngự ở mỗi bên là hiện thân của công lý và trí tuệ, đang nâng một vòng nguyệt quế trên đỉnh có một vương miện. Mỗi vị quốc vương ngồi trên ngôi vua này đều tựa lưng và trái tim của mình lên quốc huy của Thụy Điển: ba chiếc vương miện. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Nhà vua gặp gỡ các thành viên của chính phủ Thụy Điển tại Phòng Nội các của Cung điện Hoàng gia. Những tấm gương và thảm trang trí lộng lẫy xếp dọc dưới những bức tường mạ vàng của nơi từng là phòng ăn tối của Vua Gustav III. (Ảnh: Ungvari Attila/Shutterstock)
Nhà vua gặp gỡ các thành viên của chính phủ Thụy Điển tại Phòng Nội các của Cung điện Hoàng gia. Những tấm gương và thảm trang trí lộng lẫy xếp dọc dưới những bức tường mạ vàng của nơi từng là phòng ăn tối của Vua Gustav III. (Ảnh: Ungvari Attila/Shutterstock)
Nội thất lộng lẫy trong Phòng Sáng tác của Vua Oskar II với sàn lát gỗ, những bức tranh phong cảnh hài hòa, và đồ đạc màu sienna (hung đỏ) chắc hẳn đã truyền cảm hứng cho vị cựu vương này, người vốn yêu âm nhạc và văn học, để sáng tác văn xuôi, âm nhạc, và thơ ca. Những bài viết của ông đã nhận được sự hoan nghênh lớn. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Nội thất lộng lẫy trong Phòng Sáng tác của Vua Oskar II với sàn lát gỗ, những bức tranh phong cảnh hài hòa, và đồ đạc màu sienna (hung đỏ) chắc hẳn đã truyền cảm hứng cho vị cựu vương này, người vốn yêu âm nhạc và văn học, để sáng tác văn xuôi, âm nhạc, và thơ ca. Những bài viết của ông đã nhận được sự hoan nghênh lớn. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Hơn 200 tác phẩm điêu khắc đứng giữa các cột đá doric trong Bảo tàng Cổ vật của Vua Gustav III. Bảo tàng mở cửa vào năm 1794 để lưu giữ bộ sưu tập của nhà vua, và các tác phẩm điêu khắc được trưng bày y như lúc bấy giờ. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)
Hơn 200 tác phẩm điêu khắc đứng giữa các cột đá doric trong Bảo tàng Cổ vật của Vua Gustav III. Bảo tàng mở cửa vào năm 1794 để lưu giữ bộ sưu tập của nhà vua, và các tác phẩm điêu khắc được trưng bày y như lúc bấy giờ. (Ảnh: Alexis Daflos/Kungl. Hovstaterna)

Hòa Long biên dịch

Theo Sưu tầm
Copy Link
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cung điện Hoàng gia ở Stockholm: Phong cách kiến trúc đồ sộ Thụy Điển kết hợp sự tinh tế của Ý và Pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO