Cúm A/H5 khiến bệnh nhân ở Khánh Hoà tử vong nguy hiểm thế nào

Hà Lê| 23/03/2024 16:15

Cúm A/H5 là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có diễn biến nguy hiểm ở người và động vật. Cúm A/H5 có mức độ nguy hiểm cao hơn so với những chủng cúm mùa thông thường. Người bệnh cúm A/H5 có thể gặp biến chứng nghiêm trọng, tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những đối tượng nguy cơ cao.

Cúm A/H5 khiến bệnh nhân ở Khánh Hoà tử vong nguy hiểm thế nào
Ca nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên ghi nhận ở Khánh Hòa tử vong vào sáng nay, 23.3. Ảnh: Phương Linh

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, có nhiều nguyên nhân nhiễm cúm A/H5 như sinh sống gần các trang trại gia cầm và lợn là điều kiện thuận lợi làm tăng tính đột biến kháng nguyên virus, làm virus dễ lây nhiễm; Một số chợ trời, nơi bán gia cầm, trứng nhưng điều kiện vệ sinh không đảm bảo; Ăn thịt gia cầm và trứng chưa được nấu chín...

Virus cúm gia cầm thuộc nhóm virus cúm A (họ Orthomyxoviridae). Vỏ của virus cúm A có glycoprotein bao gồm 2 loại kháng nguyên: kháng nguyên trung hòa N (Neuraminidase) và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin). Có 9 loại kháng nguyên N, ghi nhận từ N1 đến N9 và 16 loại kháng nguyên H, từ H1 đến H16.

Người bệnh nhiễm cúm A/H5 thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường và kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn. Mùa đông, xuân thời tiết trở lạnh là dịp cao điểm dễ bùng phát thành dịch. Các dấu hiệu sớm của bệnh cúm thường bắt đầu trong vòng 2-5 ngày kể từ ngày bị nhiễm trùng như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau ngực, khó thở, mệt mỏi, cảm thấy rét run, choáng váng đầu óc; đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm...

Những đợt dịch cúm A/H5 trước đây lây truyền sang người đã khiến nhiều người bệnh gặp biến chứng nghiêm trọng như: suy hô hấp, viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, phải thở máy… thậm chí là tử vong. Dịch cúm A/H5 có thể lan truyền thành dịch trong cộng đồng. Vì thế, mỗi người cần chủ động ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Người bị cúm A/H5 cần đến bệnh viện để được chữa trị. Vì nếu tự điều trị không đúng cách tại nhà có thể gây nguy hiểm cho cả bản thân người bệnh cũng như người chăm sóc. Nếu bệnh ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần tiến hành nhập viện để được bác sĩ theo dõi, chữa trị, chăm sóc, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.

Người bệnh cúm A/H5 có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này thông qua việc tiêm chủng, áp dụng các biện pháp đẩy lùi dịch cúm gia cầm… Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm A/H5, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/suc-khoe/cum-ah5-khien-benh-nhan-o-khanh-hoa-tu-vong-nguy-hiem-the-nao-1318585.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/suc-khoe/cum-ah5-khien-benh-nhan-o-khanh-hoa-tu-vong-nguy-hiem-the-nao-1318585.ldo
Bài liên quan
  • Mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N1 ở người và cách phòng chống
    Tỉnh Prey Veng của nước bạn Campuchia mới ghi nhận 2 ca nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1 độc lực cao. Trước tình hình trên, Viện Pasteur TPHCM vừa ra công văn khẩn cấp đề nghị Sở Y tế các tỉnh phía Nam khẩn trương thực hiện phương án phòng chống. Thông tin về mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N1 ở người và cách phòng chống.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cúm A/H5 khiến bệnh nhân ở Khánh Hoà tử vong nguy hiểm thế nào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO