Cụ bà 93 tuổi bán trái cây lề đường nuôi con trai

Ngọc Ánh| 18/07/2023 12:45

Giữa cái thời tiết nóng như đổ lửa ở Sài Gòn, ngày ngày tại góc đường An Dương Vương(quận Bình Tân, TPHCM) ban ngày lúc nào cũng bắt gặp được hình ảnh một bà cụ ngồi co ro, không ngừng vẫy tay mời chào người qua đường mua trái cây.

Vất vả mưu sinh ở tuổi gần đất xa trời

Đấy là bà Lưu Thị Thà, mọi người ở khu này hay gọi bà là ngoại Thà, bà năm nay cũng đã bước sang tuổi 93 nhưng vẫn phải chạy vạy mưu sinh để nuôi sống người con đã ngoài 50 bị nhiễm chất độc da cam.

Dưới cái thời tiết nắng thì nắng cháy da cháy thịt, mưa thì mưa lớn mưa ngập, bà Thà vẫn ngồi co ro nơi góc đường, đưa đôi bàn tay đen sạm sửa soạn lại mấy trái xoài, trái ổi.

2.png

Chồng bà mất sớm, bỏ lại bà hơn nửa thế kỉ gồng gánh nuôi 9 người con. Bà chạy vặt làm đủ nghề, ai thuê gì thì làm nấy, chắt nhặt từng đồng để lo đủ 10 miệng ăn. Dù cũng có không ít người ngỏ ý xin nuôi con phụ bà nhưng bà đều từ chối. Số phận trớ trêu, cả 4 người con trai của bà đều lần lượt rời bỏ bà mà đi.

Người con trai út còn lại của bà cũng bị bệnh, lúc tỉnh lúc mê. Tuổi đã ngoài 50 nhưng anh như đứa trẻ, lúc nào cũng khóc đòi mẹ. Vậy nên bà Thà vẫn phải chăm sóc, lăn lộn kiếm tiền nuôi anh.

img_5596.jpg

Ngoài 5 người con trai thì bà Thà còn 4 người con gái nhưng đều đi lấy chồng xa, gia đình cũng chẳng khá giả gì, mỗi người đều có 2-3 đứa con nên không đủ kinh tế cho cho 2 mẹ con bà. Mẹ già thỉnh thoảng được an ủi khi lâu lâu các con gửi cho mẹ vài trăm nghìn hoặc túi gạo rồi lại hối hả trở lại với cuộc sống riêng.

Hiểu được hoàn cảnh của các con, bà cụ 92 tuổi chưa từng hỏi đòi điều gì, chỉ tự bươn chải sớm hôm: “Tụi nó cho tiền tôi cũng không lấy nữa, còn 3;4 đứa con nuôi ăn học giờ mình lấy tiền nó rồi sao nó nuôi con ăn học được”.

‘Tôi không còn nữa, không biết con tôi sẽ ra sao?’

Trước đây 2 mẹ con bà sống ở Cái Bè- Tiền Giang, làm mấy việc lặt vặt kiếm sống qua ngày. Bà thấy nếu cứ tiếp tục thì sẽ không đủ tiền thuốc men cho con. Mẹ con lên TPHCM, già yếu trí nhớ kém nên bà đã chẳng còn nhớ rõ 2 mẹ con lên thành phố từ khi nào, lúc ngỡ 10 năm, lúc nhẩm tính lại thì có lẽ 15 năm.

Thường ngày bà dậy sớm lắm, vừa sắp xếp công việc nhà, sang nhờ hàng xóm nấu cơm và cho con ăn rồi mới đi. Bà bắt xe ôm từ xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh đến điểm bán bà ngồi từ khi mới lên Sài Gòn.

untitled.png

Hôm nào rảnh thì chủ vựa sẽ chở đến cho bà, có lắm hôm bận thì bà phải tới nơi lấy từ 2 giờ sáng thì mới có trái cây để bán. Chủ vựa cũng thương nên không thu tiền trước, để bà bán hết rồi mới lấy sau. Cứ bán xong 1 ngày, bà đem tiền trả, ngày nào mưa gió, bán ế thì bà Thà lại mang sang nhà người ta gửi nhờ, bán đến khi nào hết thì thôi

Ngày bán lời một trăm, ba trăm ngàn không chừng, bán bữa đủ đi xe ôm bữa không”, bà Thà bộc bạch

Bà thường hay nhịn đói để tiết kiệm tiền. Dân ở đây thấy thương, người mua sữa, người mua cơm cho ăn, hay mua giúp ít trái cây và luôn đưa dư tiên.

Anh Tuấn Phát (42 tuổi- sửa xe) chia sẻ: “Tiệm sửa xe của tôi ngay phía bên kia đường, hằng ngày thấy bà lọ mọ có một mình nên tôi cũng hay sang giúp bưng bê trái cây, dọn hàng với treo dù che nắng mưa cho bà, tội nghiệp lắm”.

Cuộc sống mưu sinh vất vả, nắng mưa bà Thà cũng chẳng nghỉ ngày nào, nếu có đau ốm thì cũng đi mua thuốc rồi ráng bán vì sau lưng bà còn người con cần chăm lo. Thương bà cụ ở cái tuổi xế chiều vẫn miệt mài mưu sinh, lo sợ một ngày mình mất đi thì ai sẽ chăm nom cho đứa con bệnh tật. "Còn sức thì phải ráng thôi chứ có ai phụ đâu, tôi cũng không có ước mơ gì, chỉ mong cho hai mẹ con khỏe mạnh, tôi đủ sức lo được cho con lâu hơn, chỉ lo khi tôi không còn nữa, không biết con tôi sẽ ra sao" bà Thà thở dài.

May mắn cũng nhờ mạng xã hội mà hoàn cảnh của bà Thà đã được nhiều người biết đến và sẵn sàng giúp đỡ. Trái cây của bà Thà cứ thế vơi dần đi nhờ tình thương, ủng hộ của những người khách qua đường. Những cái nắm tay, lời hỏi han sức khỏe của những người khách dừng lại mua, quả ngon quả dở gì cũng bỏ hết vào bịch còn thêm cho bà vài đồng, và cả những hộp sữa, những hộp đồ ăn ấm nóng cùng những lời hỏi han hiện rõ niềm vui trên khuôn mặt cả người bán lẫn người mua.

Bài liên quan
  • Tiếng sáo ... nuôi con
    Cứ từ 16 giờ, ông rời nhà. Ông mang trên người một giỏ xách chứa đầy nhang. Chiếc sáo trúc được ông cẩn thận cầm trên tay. Ra khỏi hẻm, ông lên chiếc xe ôm quen thuộc. Không cần nói đi đâu, chỉ cần biết hôm nay thứ mấy là anh xe ôm chở ông đến đúng điểm đến.
  • Tuổi 50 trở lại vợ chồng son
    Vợ chồng trung niên không nồng nàn, ồn ào như tuổi trẻ, cũng không bình lặng, thong dong như tuổi già mà mang hương vị ngọt ngào, sâu lắng.
  • Chồng tôi đang sống "mòn"?
    Mỗi khi thiếu tiền chi tiêu cho gia đình và con cái, tôi lại một mình xoay sở mà không để chồng phải lo cùng, nên giờ anh ấy cho rằng việc đó là của tôi. Còn khi tôi ca thán thì chồng phản ứng có bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu, bớt việc chơi, việc học của con lại, ngày xưa tôi và anh ấy không đi học thêm cũng có sao đâu.
  • Tại sao nên ngâm sắn trước khi nấu?
    Ngâm nước nên được coi là khâu bắt buộc trong quá trình sơ chế sắn (khoai mỳ), bạn có biết tại sao nên ngâm sắn trước khi nấu?
  • Chỉ cần nhìn 3 cụm màu đèn, có thể hiểu được tình trạng chiếc xe
    Tài xế giàu kinh nghiệm chỉ cần nhìn 3 cụm màu đèn cơ bản là có thể hiểu được tình trạng xe thay vì phải ghi nhớ tới rất nhiều biểu tượng đèn báo trên taplo.
  • Vợ chìm trong nỗi đau bị chồng lừa dối
    Khi bị vợ phát hiện, chồng chị Trúc thú nhận với chị rằng, không ai có thể thay thế được chị nhưng anh đã không vượt qua được cảm xúc da thịt, không làm chủ được bản thân khi xa nhà...
  • Cách khử mùi nhựa, mùi hôi, cặn bẩn của ấm siêu tốc cực hiệu quả
    Ấm siêu tốc là đồ gia dụng quen thuộc không thể thiếu trong các gia đình hiện nay, giúp đun nước cực kỳ nhanh chóng. Tuy nhiên, ấm siêu tốc khi mới mua về thường có mùi nhựa rất khó chịu.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cụ bà 93 tuổi bán trái cây lề đường nuôi con trai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO