Mô hình hoạt động của Facebook, Twitter, Youtube sắp bị sụp đổ

30/10/2020 15:13

Điều 230”, điều luật bảo vệ các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung, có thể bị bãi bỏ, điều này sẽ khiến các “ông trùm mạng xã hội” gặp nhiều rắc rối.

Năm 1996, Đạo luật về quy tắc truyền đạt thông tin, một đạo luật phức tạp về mạng Internet đã được quốc hội Mỹ thông qua. Trong đó, Điều 230 của đạo luật này cho phép luật pháp bảo vệ các công ty truyền thông xã hội, giúp các công ty này không phải chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng của người dùng. Về cơ bản, Điều luật này cho phép các diễn đàn với nội dung mở có thể tồn tại trên Internet.

Tuy nhiên, những người chỉ trích đạo luật cho rằng Điều 230 sẽ cho phép các công ty công nghệ lớn thoát khỏi việc phải kiểm duyệt nội dung xấu một cách chọn lọc. Các nhà lập pháp từ cả hai đảng chính trị lớn của Mỹ khẳng định rằng luật này nên được bãi bỏ hoặc viết lại vì đang che đậy cho các công ty về truyền thông xã hội trốn tránh trách nhiệm.

Các nhà phê bình cũng chỉ ra thực tế là các hãng công nghệ đã nắm quyền kiểm soát các kênh phân phối nội dung, hút sạch doanh thu quảng cáo từ các tờ báo đang chật vật, mà lại không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc xuất bản tin tức nhờ vào Điều 230. Trong khi đó, các tờ báo đều phải chịu trách nhiệm cho những nội dung do mình đăng tải.

Dù chịu nhiều sự chỉ trích, các hãng công nghệ vẫn bảo vệ Điều 230, đồng thời lên tiếng cảnh báo rằng việc xóa bỏ Điều 230 có thể định hình lại và làm mất đi sự tự do của Internet.

Mô hình hoạt động của Facebook, Twitter, Youtube sắp bị sụp đổ - 1

Ba CEO của Google, Twitter, Facebook đang phải điều trần về những quyền lợi mà các hãng này đang được nhận từ Điêu 230

Bắt đầu từ ngày 28/10, CEO Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Jack Dorsey của Twitter đã phải đồng loạt điều trần trước Thượng viện Mỹ để giải thích cho những quyền lợi mà công ty của họ đang nhận được từ Điều 230. Cả 3 nhân vật quyền lực của giới công nghệ này đều cho biết họ sẵn sàng cải cách luật, nhưng Điều 230 vẫn nên được duy trì.

CEO Zuckerberg của Facebook cho biết trong phiên điều trần: “Tôi nghĩ rằng các nhà lập pháp nên cập nhật luật để đảm bảo nó hoạt động như dự định, nhưng các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các công ty truyền thông xã hội nên được giữ nguyên. Điều 230 giúp mọi dịch vụ Internet lớn có thể được xây dựng và đảm bảo các giá trị quan trọng như tự do ngôn luận và sự cởi mở là một phần trong các nền tảng vận hành”.

CEO Jack Dorsey của Twitter cảnh báo rằng nếu Điều 230 biến mất, chỉ những công ty công nghệ lớn mới có thể tiếp tục tồn tại bằng cách sử dụng tài chính nhằm đẩy mạnh các bước kiểm duyệt nội dung, còn các công ty nhỏ hơn và các công ty khởi nghiệp sẽ bị bóp nghẹt.

“Việc phá bỏ nền tảng của Điều 230 có thể làm sụp đổ cách chúng ta giao tiếp trên Internet, chỉ còn lại một số ít các công ty công nghệ khổng lồ và được đầu tư tốt mà thôi”, Jack Dorsey nói trong phiên điều trần.

Nhiều nhà hoạt động cho quyền tự do dân sự cũng đã lên tiếng bảo vệ Điều 230. Họ cho rằng việc bãi bỏ hoặc thay đổi cơ bản luật sẽ làm tổn hại đến quyền tự do ngôn luận trên mạng. Fight for the Future, một nhóm hoạt động vì quyền tự do kỹ thuật số đã lập luận rằng việc bỏ Điều 230 sẽ gây tổn hại cho các công ty công nghệ nhỏ hơn và sau đó sẽ lôi kéo theo những gã khổng lồ như Facebook và Google.

Evan Greer, Phó Giám đốc tổ chức Fight for the Future cho biết: “Việc bỏ Điều 230 sẽ gây tổn hại cho nhân quyền và sự tự do ngôn luận trên toàn cầu. Nó sẽ khiến các công ty công nghệ độc quyền lớn như Facebook và Google trở nên mạnh mẽ hơn trong quá trình này. Việc chọc thủng các lỗ hổng trong luật này sẽ mở ra nguy cơ kiểm duyệt Internet rộng rãi và khiến các trang web khó thiết lập các tiêu chuẩn cộng đồng vì lợi ích chung”.

Nếu Điều 230 bị bỏ, các công ty công nghệ sẽ phải cân nhắc xem có nên tiếp tục tổ chức các diễn đàn mở hay theo đuổi các mô hình ít rủi ro hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến mô hình hoạt động của các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, Youtube… Đây cũng chính là điều mà Tổng thống Trump và các nhà lập pháp tại Mỹ đang muốn thực hiện càng sớm càng tốt.

  • Sớm đấu giá thêm tần số mới cho mạng 4G, 5G
    Bộ TT&TT đang làm các thủ tục để đấu giá lại khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz). Việc đấu giá tần số 700 MHz dự kiến được thực hiện trong năm 2024
  • Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước
    Theo số liệu về công tác giám sát tỷ lệ thông tin trên báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 4/2024, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí là 19,03%, tăng 0,92% so với tháng trước (giảm 7,69% so với cùng kỳ). Tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí là 60,23%, giảm 2,17% so với tháng trước (giảm 2,48% so với cùng kỳ).
  • Loạt sản phẩm công nghệ mới ra mắt
    Huawei vừa giới thiệu loạt thiết bị đeo tay, thiết bị nghe, sản phẩm văn phòng thông minh cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), bao gồm đồng hồ HUAWEI WATCH FIT 3, laptop HUAWEI MateBook X Pro, và máy tính bảng HUAWEI MatePad 11.5”S.
  • 91% lừa đảo trên không gian mạng liên quan đến tài chính
    Theo thống kê, năm 2023, trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022. Tỷ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.
  • Muốn diệt lừa đảo trên mạng phải giải quyết được SIM rác
    Việc giải quyết vấn đề SIM rác là trách nhiệm lớn của các nhà mạng trong cuộc chiến chống lừa đảo, bảo vệ người dùng Internet Việt Nam.
  • Một giải Poker bị hủy sau khi Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát
    Liên quan một giải đấu Poker đang được quảng cáo trên mạng xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các đơn vị khẩn trương kiểm tra, yêu cầu dừng ngay việc tổ chức giải nếu chưa thực hiện đúng quy trình.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Mô hình hoạt động của Facebook, Twitter, Youtube sắp bị sụp đổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO