1. Nấm tràm là gì
Nấm tràm (danh pháp khoa học: Tylopilus felleus) là một loài nấm lớn phân bố ở vùng Đông Bắc Châu Âu vùng Bắc Mỹ và một số địa phương ở Việt Nam đặc biệt ở miền Trung thì nhiều nhất là Thừa Thiên-Huế;Quảng Bình và Phú Quốc.
Nấm tràm hình dạng khá đa dạng, tai màu tím nhạt, tròn và béo múp có cây tím thâm, mới nhú lại búp tròn nấm nhỏ còn gọi là nấm búp trong giống như cây, nấm lớn có hình như cái ô có màu tím như màu quả mân cục, vòng đời phát triển của loại nấm này rất ngắn chỉ trong vòng khoảng 1 tháng. Nói chung, nấm tràm bên ngoài có màu nâu tím, bên trong trắng mịn, hình dáng rất đẹp nhưng vị thì đắng.
Nấm tràm có hai loại là loại nấm tai nhỏ mọc từ cây tràm nước và loại nấm tai lớn mọc từ cây tràm bông vàng, trong đó loại nấm tai nhỏ có hương vị thơm ngon hơn.
Lưu ý: Có một loại nấm mới nhìn qua rất giống với nấm tràm, đó là nấm bạch đàn. Hai loại nấm này giống nhau cả về hình dạng lẫn màu sắc lại thường mọc cùng chỗ nên chỉ những người sành về các loại nấm này mới có thể phân biệt được. Thật ra nấm tràm và nấm bạch đàn chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một loại nấm.
Theo kinh nghiệm của những người chuyên đi hái nấm thì nấm tràm thường mọc quanh gốc những cây tràm, cây bổi, còn nấm bạch đàn chỉ mọc dưới tán lá của rừng cây bạch đàn. Nấm tràm tuy nhỏ hơn nấm bạch đàn nhưng lại tròn hơn, béo múp hơn và có màu nâu thẩm hơn.
Ngược lại, nấm bạch đàn tuy lớn hơn những lại có màu nhạt hơn, vị lại không béo, không nhân nhẫn đắng, không ngọt hậu, không có vị the the và có độ nhớt bằng nấm tràm, tóm lại là không ngon bằng nấm tràm.
2. Điều kiện hình thành
Bắt đầu bằng việc lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Meo nấm được ấp ủ trong lớp mùn đất, sau loạt mưa đầu mùa, những chiếc nấm tròn nhỏ thoát ra khỏi lớp vỏ và lá tràm bảo vệ nó từ mùa trước.
Những bào tử nấm như đợi sẵn nhanh chóng xuyên qua những lớp lá mục để thành hình những cây nấm. Ngày đầu li ti nhưng đến ngày tiếp theo đã to tròn, sau đó vài ngày cây nấm sẽ héo rủ. Ở những khu đồng dưới thảm lá mục tạo nên độ ẩm ướt và cũng là điều kiện thích hợp cho loại nấm này tranh nhau đội lớp thảm mục của lá tràm để vương lên.
3. Mùa nấm tràm
Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm, nấm tràm mọc rất nhanh nhưng cũng chóng tàn. Vào mùa thu, khi những cơn mưa trút xuống những khu rừng tràm, cũng là lúc những bụi nấm tràm đua nhau mọc lên. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa do đó mỗi năm có hai đợt hái nấm vào tháng 4 và tháng 7 âm lịch. Mỗi đợt nấm tràm ra chỉ có trong vòng một tuần lễ
4. Tác dụng của nấm tràm
Theo quan điểm đông y rất tốt vì chữa được mỏi mệt, cảm cúm, nhức đầu và có tác dụng làm bổ nội tạng nhờ chất dầu tràm ở trong nó vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, do vậy nấm tràm còn có tác dụng giã rượu.
Theo các tài liệu của nước ngoài thì nấm tràm có khả năng hỗ trợ chữa một số bệnh
Kháng viêm: Nấm tràm (T. felleus) đông khô thử nghiệm ở chuột cho thấy ức chế đáng kể tình trạng viêm nhiểm ở liều tiêm dịch chiết trên 50 mg/kg (dưới da), trong khi dùng đường uống không có kết quả đáng kể (Kohlmunzer et al, 1977).
Chống khối u và tế bào ung thư: Dung dịch polysaccharide chiết xuất từ sợi nấm tràm (T.felleus)và cấy trong phúc mạc của chuột bạch ở một liều 300 mg/kg ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào khối uSarcoma 180 và mô thể rắn ung thư Ehrlich khỏi 100% (Ohtsuka et al, 1973).
Một nghiên cứu khác ở chuột đánh giá hoạt động kháng u tylopilan, một liên kết β-(1→3) (1→6) glucan được phân lập từ nấm tràm (T.felleus), tiêm vào cơ thể chuột đã gây nhiểm ung thư với liều liều tiêm duy nhất (25 hoặc 50 mg tylopilan/ mỗi con chuột) làm kéo dài thời gian tồn tại trung bình của những con chuột được tiêm các tế bào khối u từ 17,5 đến 22,8 ngày so với những con chuột mang tế bào ung thư nhưng không được sử lý dịch nâm (Grzbek et al, 1994).
Có một số người thắc mắc rằng " nấm tràm có độc không", theo như một số nguồn nghiên cứu thì nấm tràm ăn rất an toàn và lành tính.
Cách chế biến nấm tràm
Các món ăn nấu từ nấm tràm có vị đắng đặc trưng, khi ăn có cảm giác nhân nhẫn nhưng theo dân gian, chính vị đắng ấy lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, do vậy nấm tràm còn có tác dụng giã rượu vô cùng hiệu quả. Ai đã quen ăn nấm tràm lại thấy nấm béo, giòn, ăn quen thì “ghiền”. Đặc biệt, sau khi ăn xong uống nước nghe the the ở đầu lưỡi, nhưng chỉ lát sau lại cảm thấy có vị ngọt hậu rất dễ chịu.
Nấm tươi muốn bớt đắng hãy rửa thật sạch và trụm qua nước sôi có vài lá ổi bên trong sau đó ngâm tiếp trong nước lạnh 15 phút. Chính vị đắng của nấm tràm đã làm nên hương vị đặc biệt của những món ăn có nó.
1. Canh chay nấm tràm rau mông tơi (tác giả Chan’s Cook)
Chuẩn bị
- Rau mồng tơi, rau dền đỏ
- Nấm tràm
- Dầu ăn, boa rô
- Bột nêm, mì chính, muối, tiêu, ớt trái đỏ
Thực hiện
- Lặt rau mồng tơi, rau dền đỏ rồi rửa sạch để ráo.
- Nấm tràm ướp với bột nêm, mì chính, (nấm cắt đuôi ngâm muối rửa sạch)
- Cho dầu vào chảo phi thơm vs kiệu (boa rô) cho nấm vào tao. Tiếp theo đổ nước vào nấu sôi, nước sôi cho rau vào trộn đều. Rau chín thì nêm tí muối vừa khẩu vị tắt lửa rắc tiêu.
- Nếu ăn cay cắt thêm trái ớt nhé
2. Nấm tràm kho tiêu xanh
Chuẩn bị
- 100gr nấm tràm khô
- 1muỗng ăn cơm tép mỡ
- 2 nhánh tiêu xanh
- Nước tương. Muối Đường. Bột ngọt. Tỏi
Thực hiện
- Nấm ngâm nước cho nở, cắt chân gốc nấm rồi rửa sạch sẽ cát. Rửa xong bóp vắt ráo.
- Nấu nước sôi cho chút muối vô rồi luộc nấm cho bớt đắng. Luộc 1 hay 2 lần đều được tuỳ theo mình muốn ăn đắng cỡ nào. Mình luộc 1 lần thôi. Luộc xong thì Xả nước lạnh. Vắt ráo nấm.
- Cho tép mỡ vào phi tỏi rồi cho nấm vào xào. Nêm nước tương gia vị vừa ăn. Cuối cùng lẫy hạt tiêu xanh cho vào. Đảo đều rồi tắt bếp.
3. Nấm tràm xào thịt tôm
Chuẩn bị
- 400gr nấm tràm đã làm sơ chế, luộc sạch nhờn
- 200gr tôm thẻ làm sạch
- 100gr thịt ba chỉ thái nhỏ
- Nêm gia vị tùy theo khẩu vị
Thực hiện
- Nấm sơ chế cạo bỏ lớp da mỏng ngoài ngâm nước muối loãng, sau đó để ráu luộc qua nước sôi, luộc chín,giảm độ nhớt và đắng của nấm
- Tôm làm sạch cắt nhỏ, thịt rửa sạch cắt nhỏ,ướp với nén, hành tiêu, ớt nước mắm, muối, hạt nêm.. 30p
- Xào nấm: bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào, sôi dầu mình đem tôm thịt đã ướp lên xào qua chín và sau đó cho nấm vào xào, xào đến lúc nước nấm trong chảo sít lại gần cháy thì thêm tí nước vào,lượng nước ít thôi, chủ yếu làm phần nước sít gần cháy đó tan ra quyện lại với nấm là ok,để tăng hương vị món ăn
- Nêm nếm xem vừa khẩu vị thì rắc tiêu và rau hành cho đẹp mắt
4. Canh nấm tràm hải sản
Chuẩn bị
- 300g Nấm Tràm
- 200g Tôm tươi
- 200g Mực Lá
- 200g Cá biển (Bớp. Mú..)
- 4 Quả trứng Gà
- 8 muỗng đường. 2 muỗng muối. Bột ngọt nửa muỗng nếu cần. 4 trái ớt
Thực hiện
- Phi hành tôi cho thật thơm sau đó cho 1 củ hành tây xào sơ.
- Đổ 1 lít nước vào đun sôi, sau đó cho nấm Tràm vào.
- Đợi nấm nở cho Mực vào khi nào mực chín cho Tôm Cá Trứng vào 5p tắt bếp khi nào dùng cho rau sống tùy chọn
5. Nấm tràm xào lá lốt
Chuẩn bị
- 300g nấm tràm
- 100g thịt nạc heo
- Lá lốt
- Dầu ăn, hành tím.
- Gia vị (Muối, hạt nêm, mì chính, nước mắm, hạt tiêu…)
Thực hiện
- Nấm tràm gọt vỏ, ngâm với nước muối trong 5 phút, rửa lại với nước sạch, để ráo.
- Thịt nạc thái mỏng từng miếng nhỏ, ướp với các gia vị nói trên để ngấm trong 5 phút.
- Lá lốt bỏ cuống (chỉ lấy phần lá), rửa sạch thái mỏng theo chiều ngang của lá.
- Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu vào, cho hành tím thái mỏng vào phi cho thơm, tiếp tục cho thịt nạc vào đảo đều cho thịt săn lại và ngấm gia vị.
- Cho nấm vào đảo đều đừng 3 phút, đến khi thấy nấm nở trắng ra là nấm đã chín.
- Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi tiếp tục cho lá lốt vào đảo nhanh tay và nhấc chảo ra khỏi bếp.
- Trút ra đĩa ăn với cơm nóng.