Nhiều gia đình có con nhỏ sẽ thấy rằng trước hai tuổi, đứa trẻ rất ngoan và dễ thương, nhưng sau hai tuổi, đứa trẻ đột nhiên trở nên hoạt bát, năng động đến bất ngờ, đôi khi còn phá phách và nghịch ngợm thái quá. Đối mặt với những đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời như vậy, không ít cha mẹ rơi vào cảnh thở ngắn than dài, đau đầu vì mệt mỏi khi nuôi dạy con.
Tuy nhiên, kinh nghiệm nuôi dạy trẻ cho thấy những đứa trẻ có chỉ số IQ cao sẽ hơi “khác người” một chút, hay trẻ càng thông minh càng khó nuôi, câu nói này kỳ thực cũng có phần đúng. Khi trẻ lên ba tuổi, não bộ của trẻ đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng, lúc này trẻ sẽ nhạy cảm với quyền và trật tự tài sản, trí nhớ và khả năng tập trung của trẻ đang trong giai đoạn phát triển quan trọng. Trẻ sẽ chủ động thu thập kiến thức và thông tin xung quanh mình, và tất cả những thông tin từ thế giới bên ngoài sẽ kích thích não bộ của trẻ, cho phép não bộ của trẻ phát triển tốt hơn. Do đó, nếu con bạn có những đặc điểm sau, rất có thể bé là một đứa trẻ thông minh:
1. Năng động, không bao giờ dừng lại
Có rất nhiều trẻ em, giống như những con khỉ lanh chanh vậy, chúng nhảy cẫng lên bất kể chúng ở đâu, và không có lúc nào yên tĩnh cả. Dù bạn nghiêm khắc yêu cầu chúng ngồi yên nghỉ ngơi một chút thì trước khi mông chúng chạm vào ghế, bạn sẽ lại nghĩa ra trò mới ngay lập tức và bắt đầu một vòng chơi mới. Nhìn thấy con như vậy, nhiều bậc cha mẹ sẽ thắc mắc liệu con có mắc chứng tăng động giảm chú ý hay không?
Trên thực tế, sự tò mò và hiếu động không giống tăng động chút nào. Trẻ tò mò có tư duy rất năng động và luôn muốn khám phá về thế giới bên ngoài, bộ não của trẻ luôn suy nghĩ và muốn tìm kiếm những điều mới mẻ, thú vị hơn. Khi gặp những điều thích thú, chúng có thể tập trung vào nó, nhưng những đứa trẻ tăng động không thể tập trung vào một chỗ, và suy nghĩ của chúng sẽ luôn chạy xung quanh.
2. Thích phá phách và thử nghiệm
Khi đứa trẻ ở nhà, mọi thứ trong tay nó không thể thoát khỏi việc bị lôi ra khám phá, thử nghiệm và cả phá bỏ. Chẳng hạn như điều khiển từ xa, đồ chơi, máy móc …. sẽ bị trẻ tháo dỡ và một số thậm chí không thể khôi phục lại hình dạng ban đầu. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ lục lọi tủ và ngăn kéo ở nhà, lấy hết đồ đạc trong đó để “nghiên cứu”. Trên thực tế, khi trẻ thực hiện những hành vi này, chúng đang hiểu cấu trúc của những thứ đó và khả năng phối hợp tay - não của trẻ đã được phát triển.
3. Nói nhiều, thích cãi lại
Từ khoảng ba tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển vượt bậc và trẻ có thể giao tiếp trôi chảy hơn với cha mẹ. Nhiều bé có kỹ năng ngôn ngữ phát triển tốt, lúc này còn hay cãi lại bố mẹ, vốn từ phong phú khiến bố mẹ không biết phải phản bác như thế nào. Khi một đứa trẻ nói lại với cha mẹ của mình, các kỹ năng tư duy và ngôn ngữ của nó đang chạy với tốc độ cao, đó là biểu hiện của tư duy độc lập của đứa trẻ.
Mặc dù những đứa trẻ có những đặc điểm trên có thể khiến cha mẹ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi vì không thể kiểm soát được chúng trong một thời gian, nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng trẻ rất thông minh. Sự phát triển trí não của những đứa trẻ này tương đối tốt, cha mẹ cũng cần làm tốt công tác hướng dẫn trẻ, tránh để trí thông minh của trẻ bị chôn vùi.
Cha mẹ có thể cho trẻ chơi đồ chơi nhiều hơn, sử dụng cả tay trái và tay phải để rèn luyện khả năng giữ thăng bằng của não trái và não phải. Những trò chơi kiểu tư duy sẽ có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, nâng cấp dần dần để trí não của trẻ được vận động khoa học và có hệ thống hơn.
Theo V.K - Vietnamnet