Ethan 27 tuổi, người Mỹ vẫn sống cùng với bố mẹ kể cả khi đã học đại học, đã ra trường nhưng chưa xin được việc làm. Anh mắc chứng “lo âu xã hội”, cắt đứt mọi mối quan hệ với bên ngoài, dành phần lớn thời gian trong phòng, chơi game và ngủ. Điều này khiến cha mẹ Ethan thất vọng và lo lắng.
Theo tiến sĩ tâm lý học Jeffrey Bernstein, trẻ trưởng thành không thành công trong cuộc sống có thể do 3 nguyên nhân phổ biến sau:
Cầu toàn, sợ thất bại
Đứa trẻ gặp khó khăn khi trưởng thành có thể là do sợ thất bại đến mức tránh né mọi rủi ro hoặc tránh việc phải đưa ra quyết định. Nhiều cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái, muốn con phải thật hoàn hảo. Áp lực này khiến trẻ tê liệt, ngăn cản trẻ thực hiện những bước cần thiết để độc lập. Không chỉ cha mẹ mà xã hội cũng có thể tạo cho trẻ áp lực này.
Nỗi sợ thất bại khiến trẻ không thể học được hai kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống đó là Bình tĩnh và Giải quyết vấn đề. Đây là hai kỹ năng sống rất quan trọng bởi khi bạn có thể điều chỉnh cảm xúc của mình và bắt đầu tìm cách giải quyết vấn đề, bạn có thể từ bỏ nhu cầu cầu toàn, không mắc sai lầm.
Có cha mẹ “trực thăng”
Có nhiều cha mẹ can thiệp vào cuộc sống của con cái, ra quyết định và bảo vệ chúng khỏi những thử thách ngay cả khi trẻ đã trưởng thành. Chính điều này đã cản trở sự phát triển các kỹ năng sống thiết yếu. Ở tuổi trưởng thành, trẻ phải đối mặt với những thách thức trong thế giới thực, trẻ sẽ thiếu khả năng phục hồi và giải quyết vấn đề.
Những câu nói điển hình của cha mẹ “trực thăng” thường là “Mẹ sẽ chỉ giúp con lần này nữa thôi” (nhưng sau đó lại thêm rất nhiều “lần này” khác), “Mẹ nghĩ con nên làm điều này”, “Bố thất vọng về lựa chọn của con nhưng vẫn muốn con làm việc này, đừng để thất bại nữa”.
Thiếu hiểu biết về tài chính
Có nhiều người trẻ nhưng không có hiểu biết cơ bản về lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư hoặc quản lý tiền. Đây là những kỹ năng quan trọng mà nếu thiếu sẽ khiến họ gặp khó khăn trong việc xử lý tài chính một cách hiệu quả, dẫn đến sự phụ thuộc vào cha mẹ.
Nếu không có sức khoẻ tài chính tốt thì một người sẽ không thể có sức khoẻ tinh thần tốt. Sức khoẻ tài chính không phải là sự giàu có mà là biết giá trị của đồng tiền.
Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm của giáo dục con cái, cũng giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình".
Tốt hơn hết là cha mẹ hãy dạy con cái có cái về tiền bạc từ sớm. Trẻ biết tiêu tiền sẽ thành thạo hơn trong việc kiểm soát cuộc sống của mình và hưởng lợi suốt cuộc đời nhờ điều đó.
Theo Giaitri.thoibaovhnt