Con bạn có đang đối mặt với ‘stress học đường’?

ANH ĐÀO (tổng hợp)| 12/05/2022 17:52

Áp lực học tập, cha mẹ hoặc thầy cô, bạn bè chửi mắng, bị bạn từ chối chơi, do không làm được bài tập ở nhà…dẫn đến nhiều trẻ rơi vào “stress học đường”, cha mẹ cần can thiệp giúp trẻ kịp thời.

1553276961-217-dau-hieu-con-dang-bi-stress-va-cach-cung-be-vuot-qua-1-1553165790-width700height469.jpeg
Nhiều trẻ đang phải đối mặt với stress học đường - Ảnh: Internet

Tại đơn vị tâm lý bệnh viện Nhi đồng Thành phố, nhiều bố mẹ đưa con đến khám vì trẻ có biểu hiện khó ngủ, đau đầu và không muốn đến trường, trẻ đang chịu áp lực do căng thẳng trong việc học mà y khoa gọi là chứng “stress học đường”.

Vì sao trẻ lại mắc phải “stress học đường”

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh - Cố vấn chuyên môn đơn vị tâm lý bệnh viện Nhi đồng Thành phố - cho biết nguyên nhân gây stress có thể ở ngoài gia đình và ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ.

Tuy nhiên, nhiều trẻ cảm thấy bị áp lực trong chính gia đình, chẳng hạn, cha mẹ kỳ vọng ở con cao quá khả năng của trẻ, bắt trẻ học quá nhiều. Sau giờ học ở trường cả ngày, trẻ còn phải đi học thêm nhiều môn khiến trẻ phải chạy hết chỗ học này đến chỗ học khác, không còn thời gian để thư giãn, vui đùa.

Ngoài ra, đối với các học sinh cấp 2 và cấp 3, có nhiều tình huống ở trường học gây lo lắng, căng thẳng cho trẻ. Thường gặp nhất là trẻ bị áp lực học tập, cha mẹ hoặc thầy cô, bạn bè chửi mắng, đánh đập, bị bạn từ chối chơi, do không làm được bài tập ở nhà, không được ăn mặc theo sở thích, thấy sự thay đổi trong cơ thể ở tuổi dậy thì, do thấp hơn các bạn đồng trang lứa, không hạp với thầy cô giáo, quá cân nặng so với bạn, chuyển nhà, chuyển trường…

Dấu hiệu nào để nhận biết?

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh - Đơn vị tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng Tp. HCM- cho biết Stress ở trẻ thường có những dấu hiệu thể chất như đau bụng, đau đầu, trẻ có vẻ hiếu động, mệt mỏi hoặc trẻ có vẻ trầm cảm, dễ cau có, không thích các sinh hoạt thường ngày.

Trẻ cũng ít quan tâm đến những sinh hoạt quan trọng và thích ở nhà hơn là tiếp xúc với bạn bè; việc học sa sút, không thích đi học và không thích làm bài, học bài. Trẻ có hành vi chống đối như nói dối, trộm cắp, quên hoặc từ chối làm những việc lặt vặt và có vẻ lệ thuộc cha mẹ hơn trước.

hoc-he.jpeg
Áp lực vì học nhiều trẻ đang bị stress - Ảnh: internet

Làm thế nào để giúp trẻ thoát khỏi stress?

Theo chuyên gia tâm lý Thúy Trinh dưới đây là các cách làm mà cha mẹ giúp trẻ thoát khỏi stress:

- Nên cùng trẻ thu xếp một quỹ thời gian biểu học tập hợp lý để đảm bảo đủ thời gian cho bé giải quyết khối lượng bài tập vể nhà. Với tình hình hiện nay, khá nhiều cha mẹ “lực bất tòng tâm nhìn con em mình “chạy sô học hết nơi này đến nơi khác.

Nhưng hãy nhớ rằng, khi bé có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái thì việc học tập mới mang lại hiệu quả. Hãy nhớ, không có bất cứ bài tập nào quan trọng đến nỗi bé phải “hy sinh” giấc ngủ của mình hay làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

– Hãy dạy bé thói quen sấp xếp có tố chức, bắt đầu bằng việc dạy bé dán nhãn tất cả các tập sách và trang bị đẩy đủ dụng cụ học tập như giấy kiểm tra, bút, gôm, thước kẻ, máy tính… Nếu bé phài học nhiều lớp (học chính khóa, học thêm…), nên sắp sẵn các thứ cần mang theo cho từng lớp học ở một ngăn riêng. Thiếu tổ chức khoa học sẽ gây nên những stress không cần thiết và làm mất thời gian để hoàn thành bài tập được giao.

– Tập cho bé kỹ năng phân loại bài tập. Những bài tập khó, dài hoặc cần học ngay (như bài kiếm tra) nên ưu tiên thực hiện trước.

– Sau 45 – 60 phút làm bài, nên cho bé nghỉ giải lao 5 – 10 phút trước khi tiếp tục. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả trong việc giúp bé lấy lại năng lượng và làm đầu óc tỉnh táo.

– Nếu có điều kiện, nên tổ chức cho trẻ em học nhóm với nhau.

– Ba mẹ hãy quan tâm, dành thời gian trò chuyện với con cái, hãy là chỗ dựa tinh thần để con cái có thể bộc lộ cảm xúc, tâm tư, lắng nghe, quan sát, phát hiện những thay đổi tâm lý của con, dù là nhỏ, để có can thiệp kịp thời.

– Cuối cùng, trong những trường hợp bất khả kháng, bạn có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về việc gia hạn thêm chút ít thời gian đế con bạn có thể hoàn thành tốt bài tập về nhà.

“Là bậc cha mẹ chúng ta hãy luôn quan tâm đến tình hình sức khỏe, sức học của con mình để giúp con mình được phát triển một cách cân bằng nhất. Chúng ta cũng không lên bắt các con học quá sức của mình vì tuổi của các con còn được vui chơi học hỏi ở thế giới thiên nhiên nữa chứ không chỉ là học ở trên lớp, ở nhà, đi học thêm hãy giúp cho trẻ em có được một thời gian biểu hợp lý”, chuyên gia Thúy Trinh nhấn mạnh.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Con bạn có đang đối mặt với ‘stress học đường’?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO