Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988).
Tháng 10/2020, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đã tổ chức Lễ khởi công công trình Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Công trình mới bảo tàng Tôn Đức Thắng tọa lạc tại số 5 đường Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1, TP.HCM.
Công trình hướng đến kỷ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2024) và khánh thành “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng” – một thiết chế văn hóa, giáo dục đa năng, tổng hợp, hiện đại, tiêu biểu của Thành phố, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ công chúng.
Là bảo tàng lưu niệm danh nhân và cũng là nơi duy nhất trong cả nước giới thiệu khá đầy đủ và có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Khơi dậy lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng, tôn vinh hình ảnh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Sau 32 năm hoạt động cơ sở vật chất xuống cấp, tháng 10/2020, Thành phố khởi công xây dựng công trình “Xây dựng mới Bảo tàng Tôn Đức Thắng” gồm 1 tầng hầm và 4 tầng nổi có chiều cao 20m, diện tích xây dựng hơn 1.700 m2, tổng diện tích sàn hơn 8.551 m2.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã và đang góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cho giai cấp công nhân, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong quần chúng nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam với niềm ngưỡng mộ, tôn vinh một con người vĩ đại mà bình dị.
Công trình dự kiến sẽ hoàn thành không gian trưng bày vào quý IV - 2024. Hiện tại chỉ phục vụ công tác lễ viếng dâng hương, dâng hoa tại Không gian tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Bảo tàng tổ chức trưng bày theo 5 chủ đề chính ở các phòng trưng bày thường trực và 1 phòng trưng bày chuyên đề ngắn hạn.
Không gian trưng bày được thiết kế và sẽ trưng bày liên hoàn từ lầu 3 đến lầu 4 theo 5 chủ đề:
Chuyên đề 1: Thời niên thiếu; Chuyên đề 2: Từ người thợ đến người lãnh đạo phong trào công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn; Chuyên đề 3: Mười lăm năm tù Côn Đảo; Chuyên đề 4: Một hạt nhân đoàn kết dân tộc; Chuyên đề 5: Một vị Chủ tịch nước.
Không gian trưng bày thiết kế hiện đại với không gian trãi nghiệm tương tác mới thông qua công nghệ số - màn hình cảm ứng, không gian tái hiện qua các hộp hình sống động, có phòng chiếu phim.
Đặc biệt ở chuyên đề 3, sẽ tái hiện lại hầm xay lúa, cảnh tù côn đảo giúp du khách trải nghiệm thực tế để cảm nhận sự gian khổ của Chủ tịch khi bị giam cầm tại nơi được gọi là “Địa ngục trần gian”.
Nhân dịp kỷ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2024), bảo tàng sẽ Khai mạc triễn lãm với chuyên đề “Ba Son dòng thời gian” cùng câu chuyện thú vị, hấp dẫn về cuộc đời của vị Chủ tịch gắn với xưởng đóng tàu, nơi được mệnh danh là Cơ xưởng Hải quân quan trọng bậc nhất xứ Nam kỳ vào TK XIX nằm bên dòng sông Sài Gòn mang nhiều dấu ấn lịch sử.
Bảo tàng ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu học tập về Bác Tôn của nhân dân cả nước nói chung, người dân miền Nam nói riêng và đặc biệt là Nhân dân TP.
Theo ông Phạm Thành Nam, Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng, việc xây dựng mới nhằm đáp ứng các yêu cầu đổi mới các hoạt động của bảo tàng, tạo không gian trưng bày mới, mở rộng diện tích kho bảo quản, chuyên đề trưng bày về chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng như chuyên đề lịch sử văn hóa khác liên quan…
Công trình mới xứng tầm với việc giáo dục truyền thống về những đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và hòa bình cho thế giới, đồng thời, phù hợp định hướng phát triển, nâng cấp lên bảo tàng loại 1 về lịch sử, lưu niệm danh nhân tại TP.HCM.
Đây cũng là bảo tàng sử dụng công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế khi vận hành, bảo trì, sử dụng tối đa công năng, thuận lợi nhất cho hoạt động bảo tàng và phục vụ công chúng.
Bảo tàng tổ chức phục vụ hoạt động thăm viếng, dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần hoặc theo đăng ký của các tổ chức, cá nhân (Buổi sáng: từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30. Buổi chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ).