Ngày 24/11, bên lề Hội thảo khoa học về Huyết học và truyền máu toàn quốc do Viện Huyết học và Truyền máu Tung ương tổ chức, TS Bạch Quốc Khánh – Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Trung ương có những chia sẻ về thông tin mới đối với người bệnh bị ung thư máu.
Theo TS Khánh, ung thư máu là một trong những bệnh ung thư tiên lượng điều trị còn khó khăn hiện chủ yếu điều trị bằng hoá chất và ghép tế bào gốc đồng loại.
Đến nay Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã ghép được 600 ca trong đó 2/3 là ghép từ tế bào gốc đồng loại từ anh em ruột, bố mẹ, máu cuống rốn.
Với ung thư máu, TS Khánh cho rằng nếu điều trị hoá trị liệu tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ 20 %, khi ghép tế bào gốc đồng loại tăng lên 50%.
Nhưng thực tế ghép tế bào gốc không phải là phương pháp chữa khỏi bệnh này mà chỉ là biện pháp để bệnh nhân vượt qua đợt điều trị hoá chất liều cao mạnh.
Trong điều trị ung thư hiện nay tiêu chí cơ bản vẫn là hoá trị liệu. Hoá trị liều càng cao càng mạnh với hi vọng diệt nhiều tế bào ung thư để kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân thì tác dụng phụ cũng tăng lên.
Bệnh nhân ghép tế bào gốc để tăng khả năng chống chọi lại tác dụng phụ do hoá chất chứ tế bào gốc không tiêu diệt được tế bào ung thư.
Hiện nay người ta chủ yếu đi tìm các biện pháp điều trị khác nhiều tác dụng chính, ít tác dụng phụ như thuốc nhắm đích. Thuốc nhắm đích khi bệnh nhân uống tác dụng thuốc này đi tìm các tế bào ác tính tiêu diệt nó không ảnh hưởng tới tế bào lành.
Việc điều trị nhắm đích ở Viện Huyết học và truyền máu trung ương đã được thực hiện cho bệnh nhân bị ung thư máu từ nhiều năm nay, mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân. TS Khánh cho biết một số thuốc nhắm đích bảo hiểm y tế thanh toán theo hình thức chi trả nên không còn là gánh nặng cho bệnh nhân.
Phương pháp khác là tế bào trị liệu rất ít tác dụng phụ, tác dụng chính tiêu diệt ung thư thì nhiều hơn. Phương pháp này mang lại hi vọng cho bệnh nhân. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này có tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 70 - 80 %.
Với liệu pháp này người ta tìm tới các tế bào đặc trị nhiều hơn đó là những tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch có thể tiêu diệt được tế bào ung thư. TS Khánh cho biết các bác sĩ của Viện Huyết học và Truyền máu trung ương đang hợp tác với các chuyên gia từ Mỹ và các nước khác trên thế giới để họ giúp cho Việt Nam chuyển giao công nghệ điều trị tế bào trị liệu cho bệnh nhân ung thư máu trong lương lai.
Trong một năm ung thư máu cũng là một mặt bệnh của Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận thêm khoảng 250 đến 300 bệnh nhân mới mắc ung thư máu.
Ung thư máu là căn bệnh ung thư nguy hiểm không có giai đoạn như các bệnh ung thư khác. Đa số người bệnh đến viện khám vì bệnh lý khác rồi phát hiện ra bệnh ung thư máu.
Ung thư máu do bạch cầu sản sinh quá nhiều và nhanh trong thời gian ngắn. Sản sinh quá nhanh gây ra hiện tượng bạch cần ăn hồng cầu nên ung thư máu còn được gọi là bạch cầu cấp.
Yếu tố tăng nguy cơ ung thư máu như tiếp xúc với các chất phóng xạ, làm việc trong môi trường ô nhiễm hoá chất, thay đổi cấu trúc gene.
Dù khó phát hiện nhưng khi thấy có các dấu hiệu sau bạn cần cảnh giác:
Thứ nhất xuất hiện trên da các đốm đỏ do sụt giảm tiểu cầu. Người bệnh đau xương, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, xanh xao, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Giai đoạn nghiệm trọng người bệnh có thêm triệu chứng đau bụng, gan và lá lách sưng tấy lên khiến người bệnh cảm giác chướng bụng, buồn nôn.
Phương Thúy