Chuyện cỏ cây ở Trường Sa

Hà Anh| 07/06/2024 22:04

Xanh hoá Trường Sa có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng, cải tạo cảnh quan, nâng cao chất lượng môi trường sống cho quân dân huyện đảo. Có cơ hội đến thăm các đảo, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn ý thức ươm mầm xanh của mỗi cán bộ, chiến sĩ ở nơi đầu sóng ngọn gió.

Không chỉ có sóng vỗ ngàn trùng, phủ khắp huyện đảo Trường Sa hôm nay là một màu xanh trù phú và rực rỡ của cỏ cây hoa lá.

Dù ở đảo nổi như Sinh Tồn, Đá Tây A.. hay đảo chìm như Cô Lin, Núi Lê B... sự nỗ lực hàng ngày của cán bộ, quân dân huyện đảo đã tạo nên sức sống đặc biệt cho nơi đây…

Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Trong hành trình công tác, khi đặt chân lên đảo Núi Le B, ai cũng ngạc nhiên và bị thu hút bởi các vườn rau xanh với nhiều loại cây, quả như rau muống, bí đao, cà chua, ớt… do bàn tay các cán bộ chiến sĩ chăm sóc để bảo đảm thực phẩm tươi trên đảo.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Không chỉ có rau xanh, những chậu hoa lan và những cây hoa giấy cũng được các chiến sĩ chăm chút hàng ngày để tạo nên cảnh quan sinh động cho đảo Núi Le B.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Đến đảo Sinh Tồn, ở đâu cũng dễ dàng bắt gặp cây bàng vuông – loài cây biểu tượng cho sức sống mãnh liệt ở nơi quanh năm thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh những trái bàng vuông luôn được các chiến sĩ dành làm quà, thì việc được ngắm hoa bàng vuông nở rộ cũng là một trải nghiệm thú vị cho khách đến thăm đảo.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Giữa cái nắng gắt chói chang ở đảo Sinh Tổn, một giàn hoa sử quân tử vẫn khoe sắc thắm.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Do kiến tạo địa chất của nền cát mặn, thềm san hô và khí hậu khắc nghiệt nên mỗi một cây xanh sinh trưởng được trên đảo Sinh Tồn đều thấm đẫm công sức, mồ hôi của quân dân nơi đây.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Dưới bàn tay cần mẫn của các cán bộ, chiến sĩ, khoảnh sân nhỏ trên đảo Cô Lin đã trở thành một vườn rau xanh tốt, bảo đảm cho bữa ăn hàng ngày của những người lính biển. Để tạo dựng được vườn rau xanh tốt như hiện nay, đất và phân bón được đưa từ đất liền theo những chuyến tàu. Đối với nước tưới, các chiến sĩ tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên hoặc nước ngọt mang từ đất liền.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Các chiến sĩ ở đảo Cô Lin còn tận dụng mọi khoảng không gian của các phòng để trồng cây. Việc trồng, chăm sóc rau đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo, chăm chỉ của mỗi người lính.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Sự rực rỡ của khoảng không gian với nhiều loài hoa khoe sắc tại sân chùa ở đảo Đá Tây A - địa điểm tâm linh của quân dân trên đảo.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Nhờ bàn tay khéo léo của các chiến sĩ, một vườn rau xanh mướt hiển hiện trên Nhà giàn DK1/19 Quế Đường.
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
Từ bến tàu bước vào đảo Trường Sa, ấn tượng đầu tiên đối với mỗi vị khách cả hòn đảo bừng lên một màu xanh hy vọng. Được biết, hậu quả đợt bão cuối năm 2021 đã khiến hơn 90% cây xanh ở đây gãy đổ… nhưng đến nay, khoảng 70% diện tích của đảo đã được cây phủ xanh mát.
Theo baoquocte.vn
https://baoquocte.vn/chuyen-co-cay-o-truong-sa-274182.html
Copy Link
https://baoquocte.vn/chuyen-co-cay-o-truong-sa-274182.html
  • 30 năm UNCLOS: ‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian
    Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chuyện cỏ cây ở Trường Sa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO