Chuột hải ly 'xâm chiếm' nước Mỹ

Ngọc Lý (T/H)| 18/07/2023 15:39

Loài gặm nhắm khổng lồ đang là vấn nạn cho người dân Hoa Kỳ bởi sức tàn phá khủng khiếp của chúng.

Các nhà chức trách Mỹ gặp khó khăn trong việc tìm chính sách ngăn chặn bầy đàn hải ly khỏi các trang trại, đầm lầy, cầu đường và những khu sân golf. Quá trình sinh sản quanh năm khiến chúng càng khó bị tiêu diệt hoàn toàn.

vne-rodent-8037-1681725035.jpg
Con vật này thường hay bị nhầm lẫn với hải ly nhưng lại có kích thước to hơn hẳn. Cá thể trưởng thành dài hơn 60 cm và nặng hơn 10kg.  

Chuột hải ly hay chuột Coypu là một phân loài của loài Myocastor coypus có nguồn gốc ở khu vực Nam Mỹ. Với sức phá hoại kinh hoàng mà chúng được các chuyên gia liệt vào danh sách 100 loài ngoại lai xâm lấn hàng đầu thế giới.

Trong khi các chú hải ly thường được gọi là 'kỹ sư nhí' trong công cuộc xây tổ thì chuột hải ly lại có biệt danh trái ngược, đó là 'kẻ phá hoại'. Vì chúng luôn có xu hướng đào phá mọi thứ để tìm thức ăn.

Với bản tính phàm ăn của mình, chuột hải ly có thể nạp vào cơ thể lượng thức ăn khổng lồ bằng 25% trọng lượng cơ thể. Đặc biệt là rễ cây, chúng thường nhổ tất cả cái cây lên để ăn hoặc bào mòn lớp vỏ cứng bên ngoài rễ và vứt bỏ đi phần còn lại. Tương tự với các loài hoa màu, chuột hải ly đều tiêu thụ sạch sẽ hoặc bỏ đi phần mà chúng không thích. Chính vì vậy, mọi nơi mà chuột hải ly đi qua đều dần trở nên cằn cõi và hoang tàn.

z4526380672524_b4a5144c3a1312635a3b4668bdd2ca50.jpg
Theo các báo cáo từ Mỹ, loài sinh vật này góp công sức không hề nhỏ trong những trận sập đê, hàng rào lũ lụt tại đất nước này. Mỗi năm, Mỹ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên để tái tạo các con đập bị phá hủy dưới hàm răng của bầy lũ chuột hải ly.   

Bộ răng sắc nhọn có thể phá vỡ mọi thứ cho phép chúng thoải mái bào mòn các vật liệu cứng cáp như đập nước, cầu đường, hoặc chui xuống các hố sâu để phá các cốt lõi của tòa nhà.

Chuột hải ly có răng màu cam do men răng chứa sắt hóa trị ba, cung cấp độ chắc khỏe, phục vụ cho công cuộc cắn phá mà không dẫn đến cảm giác bị đau hay ngứa.

z4526425389512_008c07361eac9d5946b1d67d84e955c0.jpg
Ảnh hưởng của loài vật này được so sánh tương tự như thảm họa cháy rừng, động đất.

Môi trường sống yêu thích của chúng là nước, vì vậy chúng ăn ở và vệ sinh thải ra nước. Chất thải của chuột hải ly không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mà còn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh lao, sán dây... .

Chuột hải ly có thể dễ dàng khiến một vùng đất ngập nước rộng lớn ở Vịnh Chesapeake, Maryland hay vùng đất ngập nước ven biển rộng 20 km vuông tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Blackwater trở nên hoang tàn sau một khoảng thời gian ngắn.

Với sức tàn phá khủng khiếp như vậy, rất nhiều bang ở Mỹ như Texas, Oregon, California, Maryland, Illinois hay Louisiana đều tiêu tốn hàng chục triệu đô la hoặc hơn thế để treo thưởng cho các thợ săn chuột hải ly trong mỗi mùa săn diễn ra hằng năm.

Trong đó, bang Louisiana phát thưởng 6 USD/con nhưng số lượng thuyên giảm là khá ít. Hiện bang Louisiana phải đối mặt với chính sách tiêu diệt hơn 400.000 con mỗi năm bởi tốc độ sinh trưởng của loài vật này tại đây là quá nhanh.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chuột hải ly 'xâm chiếm' nước Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO