Chủ tịch nước cùng kiều bào sẽ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo tại Hồ cổ Hoàng thành Thăng Long

Phạm Lý| 05/01/2023 14:08

Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các kiều bào tiêu biểu hội tụ tại điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, làm lễ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, thả lễ thả cá chép truyền thống tại Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong Hoàng thành Thăng Long vào ngày 14/1(23 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

Được biết, hồ cổ nằm giữa khu A và B khu di tích 18 Hoàng Diệu mang lại rất nhiều chứng cứ về một hồ nước lớn, một môi trường có hệ động thực vật đã từng sinh sống ở đây. Hồ nước lớn được đào vào thời Lê, lộ rõ hai bờ đông – tây có chiều rộng là 48m, hướng dòng chảy theo chiều Bắc – Nam đã phát lộ 140m với diện tích 6720m2.

Đặc biệt, sát bờ đông có phát hiện con thuyền gỗ dài khoảng 14m còn khá nguyên vẹn với di vật bánh lái thuyền gỗ, con thuyền hiện đang được bảo tồn nguyên trạng, trên bề mặt có kính chịu lực để du khách tham quan hình dung ra sự tồn tại của dòng sông trong quá khứ.

Chủ tịch nước cùng kiều bào sẽ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo tại Hồ cổ Hoàng thành Thăng Long
Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Ông Mai Phan Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết trong những năm qua, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học và đẩy mạnh nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể lễ hội cung đình, làm sống lại hồn cốt của văn hóa cung đình Thăng Long, hàng loạt nghi lễ cung đình đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tái hiện, nhất là những nghi lễ trong dịp Tết Nguyên đán.

Do đó, năm nay, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, trong đó có Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức nghi lễ thả cá chép tại Hồ sen theo đúng nghi thức truyền thống, thể hiện sự trân trọng và lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của cha ông ta.

Chương trình Xuân Quê hương năm 2023 dự kiến được tổ chức vào ngày 14/1 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thành phố Hà Nội với sự tham gia của khoảng 3.000 đại biểu, trong đó có 1.000 đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài.

Chương trình tiếp tục duy trì tổ chức các hoạt động phong phú, mang tính truyền thống như dâng hương, thả cá chép; hoạt động tri ân, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; gặp gỡ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; liên hoan ẩm thực Việt; Chủ tịch nước chúc Tết bà con kiều bào tại chương trình giao lưu nghệ thuật hoành tráng, kết hợp hài hòa giữa âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.

Bên cạnh các hoạt động chính, Xuân Quê hương 2023 còn có một số hoạt động bên lề từ ngày 13/1 dành cho kiều bào như: Tọa đàm của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội với Đoàn kiều bào tiêu biểu về chính sách pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài; chương trình gặp mặt lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vinh danh kiều bào tiêu biểu; chương trình Hội chợ Xuân “Happy Tết 2023” với các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Hà Nội; chương trình giao lưu tại Đài Tiếng nói Việt Nam....

    • VKBIA tặng nhu yếu phẩm cho người dân và các trường học tại Yên Bái
      Ngày 14/10, đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA) đã tới thăm hỏi, động viên và trao tặng cho người dân Yên Bái.
    • Kiều bào trẻ và nỗ lực gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt
      "Tròng trành" hay "chòng chành", đâu mới là cách dùng đúng? "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" nghĩa là gì? Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gợi mở sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một trong những chủ đề mà trang Facebook “Tiếng Việt giàu đẹp” do anh Lê Trọng Nghĩa, một kỹ sư phần mềm sống tại Tokyo, Nhật Bản, thường xuyên giải đáp cho cộng đồng người Việt xa quê.
    • Ba nữ ứng viên gốc Việt tranh cử tại Bỉ
      Ngày 13/10, cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp tại Bỉ diễn ra với sự tham gia của ba nữ ứng viên gốc Việt tại thủ đô Brussels, Bỉ. Ba ứng viên này đại diện cho ba đảng khác nhau, bao gồm Quynh Iris Nguyen - de Prelle (đảng Les Engagés, quận Woluwe-Saint-Lambert), Hằng Nguyễn (đảng MR-GM-Engagés, quận Watermael-Boitsfort) và Lê Janssens de Bisthoven Kim Bi (đảng DÉFI, quận Woluwe-Saint-Pierre).
    • Kiều bào xây dựng ý kiến về Đề án chính sách về kiều hối hoàn toàn mới của TP.HCM
      Ngày 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã diễn ra hội nghị triển khai Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030.
    • Những Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
      Sau 2 năm triển khai, đã có 6 Tủ sách tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tại 5 nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hungary, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Séc. Đây là một điểm sáng trong việc lan toả tiếng Việt của Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN).
    • Giáo sư người Việt có lời giải đột phá, giúp đại học Mỹ dẫn đầu về đại số
      Giáo sư Phạm Hữu Tiệp đã giúp giải quyết hai vấn đề từng khiến các nhà Toán học thế giới đau đầu trong nhiều thập kỷ. Những phát hiện của ông góp phần đưa Khoa Toán, Đại học Rutgers (Mỹ) tăng cường hiện diện trên trường quốc tế.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Chủ tịch nước cùng kiều bào sẽ thả cá chép tiễn ông Công ông Táo tại Hồ cổ Hoàng thành Thăng Long
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO