Chống dịch Covid-19: Cán bộ y tế không cần phải mặc đồ bảo hộ kín mít

25/05/2022 10:20

Nhân viên y tế tại khu vực tiếp đón chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế, có thể thêm kính che mặt. Người lấy mẫu test nhanh kháng nguyên dùng khẩu trang N95, găng tay y tế, áo choàng và tấm kính che mặt.

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về việc hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19. Phương tiện phòng hộ cá nhân gồm găng tay y tế, khẩu trang y tế (sử dụng một lần), khẩu trang hiệu suất lọc cao (gọi tắt là khẩu trang N95), áo choàng, tấm che mặt hoặc kính bảo hộ.

Trước đó, có nhiều ý kiến đề xuất với không nhất thiết phải mặc đồ phòng hộ kín mít mà chủ yếu là khẩu trang N95, kính che mặt, găng tay… Lý do vì thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài khiến đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là các lực lượng y tế thực hiện nhiệm vụ ở ngoài trời phải mặc quần áo bảo hộ theo đúng quy định phòng dịch đã gặp phải rất nhiều khó khăn, vất vả khi đi làm nhiệm vụ. Nhiều trường hợp đã mất nước, kiệt sức, choáng.

Chống dịch Covid-19: Cán bộ y tế không cần phải mặc đồ bảo hộ kín mít - 1

Ảnh minh họa: Hải Long.

Theo hướng dẫn mới này chỉ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu theo nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

Chẳng hạn tại cơ sở y tế với nơi có nguy cơ lây nhiễm thấp như không tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 (khu hành chính, văn phòng...) chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế. Tương tự, tại khu vực lâm sàng, cận lâm sàng không có bệnh nhân Covid-19 cũng chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế, có thể sử dụng găng tay y tế hoặc không tùy theo tình huống cụ thể.

Nhân viên y tế làm việc tại khu vực tiếp đón của bệnh viện cũng chỉ cần sử dụng khẩu trang y tế, có thể có hoặc không cần tấm kính che mặt tùy theo tình huống cụ thể.

Người lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp hoặc thực hiện test nhanh kháng nguyên được xếp vào nhóm có nguy cơ rất cao nên phải dùng khẩu trang N95, găng tay y tế, áo choàng và tấm kính che mặt.

Hướng dẫn này cũng quy định các bước mang và tháo phương tiện phòng hộ cá nhân.

Mang phương tiện phòng hộ cá nhân

Trước khi mang phương tiện phòng hộ cá nhân cần kiểm tra số lượng, loại, kích cỡ phù hợp với người mang; kiểm tra chất lượng (đúng tiêu chuẩn quy định, không rách, thủng, hết hạn...), sau đó lần lượt tiến hành các bước:

Bước 1: Vệ sinh tay.

Bước 2: Mặc áo choàng chống dịch.

Bước 3 : Vệ sinh tay.

Bước 4: Mang khẩu trang theo tình huống (khẩu trang y tế hoặc N95).

Bước 5: Mang kính bảo hộ hoặc tấm che mặt.

Bước 6 : Mang găng theo chỉ định.

Trình tự tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân

Bước 1: Tháo găng. Khi tháo cuộn mặt trong găng ra ngoài, bỏ vào thùng đựng chất thải.

Bước 2: Vệ sinh tay.

Bước 3: Tháo dây buộc/khuy cài và tháo bỏ áo choàng, cuộn lại sao cho mặt trong của áo choàng lộn ra ngoài và bỏ vào thùng chất thải.

Bước 4: Vệ sinh tay.

Bước 5: Tháo tấm che mặt hoặc kính bảo hộ.

Bước 6: Vệ sinh tay.

Bước 7: Tháo khẩu trang (cầm vào phần dây đeo phía sau đầu hoặc sau tai).

Bước 8: Vệ sinh tay.

Áo choàng gồm 3 loại:

- Áo choàng sử dụng một lần.

- Áo choàng sử dụng lại: Với những đơn vị có nguồn lực hạn chế, nhân viên y tế khi thực hiện thăm khám, chăm sóc hoặc thực hiện các quy trình kỹ thuật không có nguy cơ văng bắn máu, dịch cơ thể người bệnh Covid-19 tới thân mình (ví dụ: thủ thuật can thiệp vào mạch máu lớn, chăm sóc vết thương rộng, thủ thuật sản khoa...) có thể sử dụng áo choàng sản xuất từ vật liệu có thể giặt khử khuẩn như vải polyester hoặc polyester-cotton và phải thực hiện giặt khử khuẩn trước khi dùng lại đúng quy định.

- Áo choàng có thiết kế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, cổ áo tối thiểu phải che kín đến khớp ức đòn, có dây buộc hoặc khuy cố định áo phía sau lưng.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chống dịch Covid-19: Cán bộ y tế không cần phải mặc đồ bảo hộ kín mít
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO