Biểu hiện của việc chồng có hành vi bạo hành gia đình với vợ
Bạo hành gia đình hay chính xác hơn là bạo lực gia đình. “Bạo lực gia đình giữa vợ/chồng” là việc một người dùng sức mạnh của minh đánh đập, xúc phạm, ngăn cấm quyền lợi, cưỡng ép tình dục,….. Với người kia.
Hiện nay, thời đại công nghiệp số 4.0 ngày một phát triển, kéo theo áp lực công việc – cuộc sống khiến con người bí bức và căng thẳng nhưng khó có thể giải tỏa. Từ đó, dễ dẫn tới hành vi bạo hành trong gia đình mà điển hình nhất là chồng bạo hành vợ. Sở dĩ, số lượng các vụ người chồng bạo hành vợ nhiều hơn gấp nhiều lần người vợ bào hành chồng là do đàn ông có sức mạnh về thể chất hơn phụ nữ và khó giải tỏa căng thẳng – áp lực hơn ở phụ nữ. Bạo hành gia đình được chia thành các loại phổ biến sau:
1. Bạo lực về thân thể: đánh đập, ngược đãi, làm tổn thương đến sức khỏe – tính mạng; Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con;
2. Bạo lực về tinh thần: chửi bới, xỉ nhục, lăng mạ, gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng….. Hoặc có lời nói, thái độ, hành vi làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người kia;
3. Bạo lực về kinh tế: ngăn cấm, dọa nạt không cho người kia được tự do kinh, tự do lao động, không cho người kia được sở hữu tài sản; hoặc không cho người kia được hưởng các quyền lợi của mình về mặt vật chất – kinh tế.
Đặc điểm nhận biết hành vi bạo hành gia đình của người chồng với vợ
Hành vi người chồng bạo hành với vợ mình gồm những đặc điểm sau:
Một là, bạo lực gia đình thường xảy ra nhiều nhất giữa vợ/chồng. Nhưng các cặp đôi không phải vợ chồng được pháp luật công nhận mà chung sống như vợ chồng thì không được coi là người chồng bạo hành người vợ. Lúc này, là bạo lực giữa hai người có quan hệ, chung sống như vợ chồng. Và nếu, một trong hai người nhờ pháp luật bảo vệ mình trước hành vi bạo lực thì sẽ dưới dạng xâm phạm sức khỏe, tính mạng; xâm phạm quyền tự do; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Hai là, người chồng bạo hành vợ khó được người khác can thiệp hoặc khó bị phát hiện. Nguyên nhân là do người vợ sợ ảnh hưởng tới các con hoặc do tâm lý người Việt luôn là chuyện nhà người ta mình không tiện can ngăn.
Chồng bạo hành vợ có phải ngồi tù?
Pháp luật quy định thế nào về tội bạo lực và việc chồng bạo hành vợ có phải đi tù?
Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007, tại Điều 7 đã nêu rõ về khái niệm bạo lực, theo đó: “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình”.
Tại Mục 4, Nghị định 167/2013 quy định về mức xử phạt hành chính với người hành vi bạo lực gia đình là phạt tiền từ 1000.000 – 2.000.000 đồng khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, mức phạt này quá thấp với hành vi bạo lực gia đình. Bởi lẽ, bạo hành gia đình (cụ thể chồng bạo hành vợ) là hành vi đem lại nhiều nguy hiểm cho những thành viên khác trong gia đình; đồng thời, để lại nhiều hậu quả nguy hiểm tiềm ẩn cho xã hội. Vì vậy, pháp luật cần tăng khung hình phạt tiền này lên gấp nhiều lần với mục đích răn đe và trừng phạt.
Ngoài ra, với những hành vi bạo lực có tính chất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm, có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác. Cụ thể, Bộ luật hình sự 2015, tại Điều 104, 110 quy định: người nào xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù theo khung pháp luật quy định
Việc cần làm khi bị chồng bạo hành
Cô gái nào bước tới hôn nhân đều mong muốn hôn nhân là trạm dừng hạnh phúc và người chồng là người luôn yêu thương, trở che cho bản thân trong mọi giông bão cuộc đời. Tuy nhiên, yêu thì ai cũng biết còn hạnh phúc thì phải có kiến thức mới có được. Cũng có người từng nói, hạnh phúc trong hôn nhân là việc của một người không phải việc của hai người. Vì khi bạn nghĩ là việc của hai người bạn ỷ lại vào người kia xây đắp hôn và cho bạn tất cả, trong khi bạn lại không làm gì để xây dựng hôn nhân hạnh phúc.
Do đó, nếu bạn đang là người phụ nữ hôn nhân không hạnh phúc thì việc bạn cần làm duy nhất chỉnh sửa hôn nhân. Sau khi chỉnh sửa hôn nhân mà vẫn không thể hạnh phúc hãy mạnh dạn, dũng cảm từ bỏ!
—–> Nếu bạn đang trong tình trạng bị chồng bạo hành về thể xác và tinh thần thì cách duy nhất là nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Bằng cách báo cho chính quyền địa phương nơi người bị hại đang sinh sống hoặc gửi đơn tố cáo bạo lực gia đình đến cơ quan công an.