Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh

04/12/2022 13:19

Quần thể chùa, am Ngọa Vân tọa lạc trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê (Đông Triều, Quảng Ninh). Chùa Ngọa Vân là nơi Đức vua Trần Nhân Tông dựng am tu hành và hóa Phật.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 1

Quần thể chùa, am Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê (Đông Triều). Ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 2

Chùa Ngọa Vân là công trình được xây dựng vào thời vua Trần. Cho đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được tôn tạo để hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành đắc đạo , do đó còn là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm.

Trong ảnh là công trình được tôn tạo, mở rộng từ năm 2014 trên khuôn viên chùa cổ.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 3

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 4
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 5

Anh Nguyễn Tiến Thành, cán bộ thuộc Ban Quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều cho biết, thời gian qua, nhờ sự hảo tâm đóng góp, sự quan tâm của tỉnh Quảng Ninh, quần thể di tích Ngọa Vân được bảo tồn, trùng tu, tôn tạo từ tháng 2/2014. Những hạng mục quan trọng nhất được bảo tồn, tôn tạo như: Am Ngọa Vân, tháp Phật hoàng và tháp Đoan Nghiêm.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 6

Khu am Ngọa Vân được mở rộng thành khu am - tháp và là nơi thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, còn tháp Phật Hoàng chính là nơi lưu giữ xá lợi của Ngài.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 7
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 8

Tại đây, một số hiện vật cổ như voi đá, ngựa đá vẫn còn được lưu giữ và đặt ngay trước cửa am Ngọa Vân.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 9

Cận cảnh am Ngọa Vân đã được trùng tu, tôn tạo và có một lối đi lên thắp hương.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 10

Trước đây, hiện trạng am Ngọa Vân - nơi Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông hóa Phật (Ảnh: Ban Quản lý khu di tích nhà Trần thị xã Đông Triều cung cấp).

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 11

Khu vực nhà thờ Tổ cũng được xây dựng ngay sát am Ngọa Vân, là nơi thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 12

Cũng theo anh Nguyễn Tiến Thành, thời điểm đông du khách tới chiêm bái, lễ chùa là vào khoảng đầu tháng Giêng tới hết tháng 3 âm lịch.

Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh - 13

Được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2013, Ngọa Vân nay được đầu tư hạ tầng giao thông để hành hương thuận lợi hơn. Hệ thống cáp treo được xây dựng, có chiều dài hơn 2km từ chân núi lên tới chùa Ngọa Vân.

Theo sử liệu, tháng 8/1299, Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia vào núi Yên Tử tu hành khổ hạnh. Sau thời gian tu hành khổ hạnh, ngài xuống núi, đi khắp xóm làng, dạy dân chúng từ bỏ mê tín, ban thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Tháng 5/1307, ngài lên tu tại một am nhỏ trên ngọn Ngọa Vân, núi Bảo Đài. Ngày mồng 1 tháng 11 âm lịch năm 1308, ngài nhập niết bàn. Vị trí đó chính là am Ngọa Vân ngày nay.

Theo dantri.com.vn
https://dantri.com.vn/van-hoa/chiem-nguong-ngoi-chua-co-cheo-leo-tren-dinh-nui-o-quang-ninh-20221116063101446.htm
Copy Link
https://dantri.com.vn/van-hoa/chiem-nguong-ngoi-chua-co-cheo-leo-tren-dinh-nui-o-quang-ninh-20221116063101446.htm
Bài liên quan
  • Bức ảnh ‘cổng trời’ tại Việt Nam gây sốt mạng xã hội
    Bức ảnh “cổng trời” tại Việt Nam đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội. Bức ảnh này không chỉ thu hút được lượt tương tác cao mà còn khiến nhiều người thắc mắc đây là ở đâu và người chụp là ai?
  • Phố trang trí lộng lẫy, người dân đi chơi Noel sớm
    Chưa đến cuối tháng 11 nhưng du khách và người dân Hà Nội đã háo hức lên phố Hàng Mã mua đồ, dạo chơi và chụp ảnh.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Chiêm ngưỡng hai thành phố đẹp như mơ ở Malaysia
    Đến Malaysia, không ghé thăm hai thành phố Malacca và Putrajaya sẽ là khuyết điểm lớn. Nếu Malacca mang vẻ đẹp cổ kính bởi đền đài, thành quách thì Putrajaya lại được biết đến là thành phố mới, thông minh và sôi động.
  • 10 sự thật thú vị về văn hóa Malaysia mà bạn nên biết
    Quê hương của đối thủ tuyển Việt Nam tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 có vua sầu riêng, nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa và... đi vệ sinh với phong cách ngồi xổm.
  • Tham quan lăng tẩm vị Hoàng đế thứ 9 của triều Nguyễn
    Được xây dựng trải qua 4 đời vua, lăng của vị vua Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời điểm lịch sử.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ cheo leo trên đỉnh núi ở Quảng Ninh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO