Chiếc vòng cổ có niên đại 9.000 năm tuổi bên trong ngôi mộ của bé gái người Ba'ja

Ngọc Lý (T/H)| 04/08/2023 21:00

Qua hình dáng của chiếc vòng cổ được thiết kế tinh xảo có thể thấy đứa bé có địa vị xã hội cao ở thời điểm đó.

Theo báo cáo, các nhà nghiên cứu vừa tiết lộ tập tục mai táng của người Ba'ja cổ đại sau khi tìm thấy thi thể đứa trẻ khoảng 8 tuổi được chôn cất trong ngôi mộ tại làng Ba'ja (Jordan) cùng hàng ngàn hạt cườm.

Các phần xương của đã phân hủy gần như là toàn bộ theo thời gian, vì vậy không thể xác định được nền văn hóa ngay lập tức.

Tuy nhiên, thông qua chuỗi hạt, một trong những manh mối duy nhất có thể biết được đứa trẻ là ai và văn hóa xã hội thời điểm đó phát triển như thế nào trong thời kỳ Đồ Đá Mới.

z4574465786267_a9b5114827bc854f99ad3125411d5bdf.jpg
Các hạt cừm rơi vãi quanh các phần xương còn lại của bé gái 8 tuổi. Nguồn: PLOS ONE.

Ba'ja là một trong những khu vực quan trọng đối với việc khảo cổ. Nơi này được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ nhất tại Nam Levant vào thời Đồ Đá Mới bởi chứa đựng những công trình tiền sử quy mô lớn và phức tạp.

Tại ngôi mộ phát hiện hơn 2.500 hạt, một số làm bằng canxit, ngọc lam và hematit. Hầu hết chúng đều có màu đỏ và rơi vãi khắp ngực và cổ đứa trẻ. Ngoài ra, còn có một mặt dây chuyền bằng đá đục lỗ và một chiếc nhẫn xà cừ chạm khắc tinh xảo.

Giới nghiên cứu tiến hành xâu chuỗi các loại hạt với nhau dựa trên những phân tích chuyên sâu và dự đoán logic. Bởi các phần của vòng cổ đã bị xáo trộn.

low-res_striking-image2.jpg
Chiếc vòng cổ được tái tạo hoàn hảo, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Petra ở Jordan. Nguồn: PLOS ONE.

Kết quả cho thấy đứa trẻ có địa vị xã hội quan trọng. Các nhà nghiên cứu cho biết đồ trang sức này được chế tạo tại Ba'ja, tuy nhiên các phần quan trọng làm từ vỏ sò và đá lại đến từ nơi khác, kể cả hổ phách hóa thạch.

Cùng với đó, món trang sức hơn hai ngàn hạt là thứ chưa từng thấy trong những ngôi làng thời Đồ Đá Mới ở Levant.

Chúng có kích thước lớn, kết cấu phức tạp, sự hài hòa của màu sắc và sự đối xứng cẩn thận của các hạt nói lên sự giàu có và thịnh vượng. Vẻ đẹp của chúng gợi nhớ đến những đồ trang trí sau này xuất hiện ở Mesopotamia và Ai Cập.

"Phân tích chuyên sâu của chúng tôi cho phép mô phỏng lại một trong những món đồ trang sức thời kỳ Đồ Đá Mới lâu đời nhất và ấn tượng nhất. Chiếc vòng cổ được tạo ra để phục vụ cho lễ chôn cất đứa trẻ, thể hiện tầm ảnh hưởng trong cộng đồng." các nhà khảo cổ viết.

Khám phá này càng làm sáng tỏ về tập tục mai táng cho những người có địa vị xã hội cao thời xưa. Đồng thời làm nổi bật khả năng cảm thụ thẩm mỹ qua cách thiết kế và sự kết nối của người Ba'ja cổ đại với thế giới bên ngoài khi nhập khẩu một số vật liệu quý hiếm từ các nơi khác.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Chiếc vòng cổ có niên đại 9.000 năm tuổi bên trong ngôi mộ của bé gái người Ba'ja
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO