Theo nghiên cứu, hiện tượng biến sắc xảy ra ở châu chấu là do đột biến di truyền, gọi là erythrism hay gọi là ban đỏ.
Nó khiến cơ thể của loài côn trùng tạo ra nhiều sắc tố thiên đỏ, và ít sắc tố sẫm màu hơn. Loại đột biến bất thường này chủ yếu do gen lặn gây ra, điều thường thấy ở các loài động vật bị bạch tạng.
Dù sở hữu màu sắc độc đáo, thế nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến nó trở thành mục tiêu của các động vật săn mồi khác, bởi sự nổi bật giữa rừng xanh. Vì vậy, châu chấu hồng thường ẩn mình dưới các tán lá có màu đỏ, cam hoặc màu tương tự cơ thể để lẩn tránh ánh nhìn của kẻ săn mồi.
Trên thực tế, tỷ lệ bắt gặp châu chấu hồng là rất thấp, chỉ khoảng 1%. Không có quá nhiều người trên thế giới có thể chứng kiến loài côn trùng này ngoài đời thực.
Ngoài khác biệt màu sắc cơ thể, thì chúng dường như có tập tính sinh hoạt tương tự như những con châu chấu thông thường.