Châu Âu đau đầu tìm lối thoát phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của Nga

Thanh Thành| 10/04/2022 15:33

Châu Âu đã nhất trí cấm than đá của Nga, nhưng vẫn ở thế "tiến thoái lưỡng nan" trong quyết định cuối cùng về việc cấm dầu và khí đốt, dù đối mặt sức ép ngày càng lớn sau các diễn biến tại Ukraine.

Châu Âu đau đầu tìm lối thoát phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của Nga - 1

Một tàu chở than tại Yekaterinburg, Nga (Ảnh: NYT).

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) hôm 7/4 thống nhất cấm nhập khẩu than đá Nga, đánh dấu lần đầu tiên biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực năng lượng nhạy cảm quan trọng này.

Tuy nhiên, 27 quốc gia EU vẫn không thể nhất trí một lệnh cấm vận sâu rộng hơn nhắm vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Thực tế là vì lệnh cấm như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Nga nhưng cũng khiến châu Âu khốn đốn.

Ủy ban điều hành của EU cho biết, lệnh cấm than đá sẽ khiến Nga thiệt hại 4 tỷ Euro (4,4 tỷ USD) mỗi năm. Các nhà phân tích năng lượng và nhập khẩu than cho rằng, châu Âu có thể thay thế nguồn cung của Nga trong vài tháng tới từ các nước khác, bao gồm cả Mỹ.

Động thái này đã đánh dấu phá vỡ điều cấm kỵ về việc cắt đứt quan hệ năng lượng của châu Âu với Nga. Và quyết định này chắc chắn cũng sẽ thúc đẩy lạm phát vốn đã tăng cao kỷ lục.

Nhưng so với khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, cho đến nay, than đá là "loại vũ khí" quá nhỏ và ít gây ra thiệt hại hơn nhiều trong kho "vũ khí chiến lược" của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nền kinh tế châu Âu.

EU chỉ trả cho Nga 20 triệu USD mỗi ngày để mua than đá nhưng chi đến 850 triệu USD một ngày cho dầu và khí đốt.

Chính các nước châu Âu đang gặp khó

Các nước EU, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Italy và Đức, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt tự nhiên của Nga, nhất là vào một mùa đông lạnh giá.

Tuy nhiên, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết, chiến sự tại Ukraine càng trở nên khủng khiếp hơn khi liên minh này dường như đang dần cạn "vũ khí" để làm suy yếu nước Nga, để ngăn chặn nước Nga".

Hiện tại, ngay cả lệnh cấm than đá cũng gây ra những hậu quả đáng lo ngại cho các chính trị gia và người dân. Đức và các thành viên EU ở Đông Âu hầu như phần lớn vẫn sản xuất điện từ than đá bất chấp quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn kéo dài nhiều năm.

"Lệnh cấm than đồng nghĩa với việc người tiêu dùng châu Âu sẽ phải gồng mình gánh chịu giá điện cao trong suốt năm nay", theo tuyên bố của Rystad Energy. Công ty nghiên cứu năng lượng này cho hay, giá cao hơn ở các nước sử dụng nhiều than đá sẽ lan rộng khắp EU thông qua hệ thống lưới điện được kết nối tốt. Điều đó sẽ càng khiến châu Âu đau đớn hơn.

Châu Âu đã phải đối mặt với giá năng lượng cao trong nhiều tháng qua do nguồn cung bị hạn chế, và những lo ngại chiến sự Ukraine.

Các chính phủ đã và đang triển khai hỗ trợ tiền mặt và giảm thuế cho người dân bị ảnh hưởng. Giá năng lượng cao đã đẩy lạm phát tại 19 quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền chung Euro lên mức kỷ lục 7,5%.

Nhà phân tích hàng hóa Barbara Lambrecht tại ngân hàng Đức Commerzbank cho biết, các chính phủ EU có thể nhất trí về lệnh cấm vận than vì lệnh cấm vận này sẽ có hiệu lực sau 3 tháng và chỉ áp dụng cho các hợp đồng mới. Nhưng vấn đề là nó cũng không mấy ảnh hưởng đến Nga khi than đá chỉ chiếm 3,5% xuất khẩu và chỉ 1/4 xuất sang EU.

Trên thực tế, giá than giao sau của châu Âu tăng vọt sau khi EU công bố đề xuất cấm than đá từ Nga, từ khoảng 255 USD/tấn lên 290 USD/tấn.

Cuộc chiến căng thẳng nhất vẫn tập trung vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, với việc EU phụ thuộc vào Nga với 40% lượng khí đốt và 25% lượng dầu mỏ. Châu Âu khó cắt đứt hơn Mỹ, quốc gia nhập khẩu dầu mỏ ít hơn và không có khí đốt của Nga và hiện đã cấm cả hai.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nói: "Tôi tin rằng sớm hay muộn cũng sẽ cần đến các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ và thậm chí cả khí đốt".

Hiện kế hoạch của EU là cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga vào cuối năm nay và hoàn toàn trong vài năm tới bằng cách tăng cường các nguồn cung cấp thay thế, bảo tồn, năng lượng gió và mặt trời.

Đức đã giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga từ 55% xuống còn 40%, nhưng chính phủ cho biết hậu quả của việc này sẽ là rất lớn.

Bài liên quan
  • Thị trường dầu mỏ 'nín thở' chờ tình hình Trung Đông
    Những diễn biến xung đột mới nhất tại Trung Đông liên quan đến Iran và Israel đang khiến cho nguy cơ giá dầu có thể trở lại mức cao tới 100 USD/thùng, đồng thời, thúc đẩy chuỗi ngày tăng giá của vàng không giới hạn. Các chuyên gia nhận định, thị trường dầu mỏ và vàng đang “nín thở” chờ đợi những hành động tiếp theo của Israel và Phương Tây nhằm vào Iran.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Châu Âu đau đầu tìm lối thoát phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt của Nga
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO